Tết Dương lịch này người dân đã được phép sử dụng pháo hoa chưa?

ThanhPham Đăng lúc: Thứ tư, 30/12/2020 16:24 (GMT +7)
Nghị định 137/2020 sau khi ban hành sẽ cho phép người dân được dùng pháo hoa vào các dịp quan trọng trong đời sống.
Hashtag #Tết Nguyên đán #NEWS #Nóng trên MXH

Ngày ban hành nghị định trên là 27/1/2020, nội dung của nghị định có điều khoản cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử được dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, Tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương… với điều kiện phải sử dụng loại pháo hoa được cấp phép mua bán hợp pháp, đồng thời người sử dụng phải đảm bảo được năng lực hành vi dân sự.  

Tuy nhiên không nhiều người hiểu chính xác giữa ngày ban hành nghị định và ngày nghị định có hiệu lực dẫn đến sự băn khoăn trong người dân là liệu dịp Tết dương lịch này có được sử dụng pháo hoa hay không?

Sau ngày 11/1/2020 thì người dân mới được phép đốt pháo hoa.
Sau ngày 11/1/2020 thì người dân mới được phép đốt pháo hoa.

Câu trả lời là dịp Tết Dương lịch này thì các cá nhân, tập thể vẫn chưa thể mua bán và sử dụng pháo hoa. Bởi Nghị định 137/2020 đến ngày 11/1/2021 mới chính thức có hiệu lực, tức là sau khi kỳ nghỉ Tết Dương lịch kết thúc. 

Như vậy, người dân phải đợi ít nhất đến dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu này mới chính thức được mua và đốt pháo hoa một cách hợp pháp.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải phân biệt rõ giữa loại pháo hoa được cấp phép sử dụng và loại trong danh mục cấm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Cụ thể là ta phải nắm rõ sự khác biệt giữa “pháo hoa” (loại được phép sử dụng) và “pháo hoa nổ” hay “pháo nổ” (loại cấm sử dụng) 

Cách phân biệt pháo hoa và pháo nổ.
Cách phân biệt pháo hoa và pháo nổ.

Định nghĩa pháo hoa là sản phẩm được sản xuất và chế tạo mà khi chịu tác động kích thích của cơ, nhiệt hoặc các biện pháp khác sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhưng không gây ra tiếng nổ.

Còn pháo hoa nổ nằm trong nhóm pháo nổ - sau khi được kích hoạt sẽ gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít đồng thời tạo hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ có 2 loại là pháo tầm thấp và pháo tầm cao. Loại này thì chỉ có các đơn vị chuyên dụng mới được phép sản xuất và sử dụng, ví dụ như đội công binh thuộc Bộ tư lệnh của Tỉnh, Thành phố (đơn vị phụ trách bắn pháo hoa nổ ở các dịp lễ như Quốc Khánh, Tết Nguyên Đán…).

Tết Dương lịch 2021: Trang điểm thế nào cho đẹp? Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vào ngày nào dương lịch? Tết đến xuân sang, dọn ngay 4 items đã lỗi mốt này ra khỏi tủ để năm mới không sa sút phong độ thời trang
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp