Nội dung chính
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng nói chung và thưởng Tết nói riêng không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động. Tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, người sử dụng lao động sẽ xem xét có hay không khoản thưởng Tết dành cho nhân viên.
Bên cạnh đó, khoản thưởng Tết không quy định nhất thiết phải là tiền mà có thể bằng các hình thức khác, ví dụ như sản phẩm công ty làm ra...
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền thưởng Tết không nằm trong danh sách 4 trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Vì vậy tiền thưởng Tết vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.
>>> Xem thêm: Lời bài hát: "Tết Tết Tết Tết đến rồi", ca khúc đón xuân rộn ràng trẻ em đều thuộc nằm lòng
Dưới tác động của đại dịch Covid-19 quỹ lương, thưởng của nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã cạn kiệt, nhiều dự báo cho thấy mức thưởng ở một số ngành sẽ thấp hơn so với những năm trước đó. Ông Ngọ Duy Hiếu, đại diện Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Khả năng lương thưởng năm nay sẽ giảm khá nhiều so với năm 2020. Cụ thể, theo đánh giá, khoảng 30 - 50% doanh nghiệp sẽ giảm mức thưởng cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực để duy trì lương tháng 13. Tuy nhiên mức thưởng cụ thể sẽ thấp hơn năm trước".
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, một số ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch như du lịch, vận tải có thể không có thưởng Tết hoặc thưởng ở mức thấp để giữ chân người lao động. Hai ngành da giày, dệt may cũng cố gắng đảm bảo thưởng Tết 2022 bằng khoảng 80% so với Tết 2021.
Cũng theo nhận định, chỉ một số ít lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như: công nghệ thông tin, ngân hàng... có khả năng giữ được mức thưởng Tết như những năm trước đó.
Như đã đề cập đến ở trên, khoản thưởng Tết hoàn toàn không có trong quy định của pháp luật. Dựa trên tình hình thực tế người xử dụng sẽ xem xét thưởng hay không thưởng, thưởng ít hay thưởng nhiều cho người lao động trong dịp lễ tết cuối năm.
Mặc dù không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đên vấn đề này. "Lương tháng 13" cũng được rất nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động áp dụng.
Doanh nghiệp chỉ phải chi trả khoản tiền này cho người lao động khi có thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Tại nhiều cơ quan, lương tháng 13 được trả vào dịp cuối năm.
Có rất nhiều cách để người sử dụng lao động xác định lương thứ 13: mức bình quân tiền lương trong năm của người lao động hoặc xác định luôn theo mức lương tháng thứ 12 của lao động đó.
Ngoài những khoản tiền đã đề cập ở trên, người lao động trong dịp Tết 2022 còn có thể nhận được khoản chăm lo, thăm hỏi từ phía công đoàn với mức 300.000 đồng/người.
Theo kế hoạch 146/KH-TLĐ 2 nhóm đối tượng sẽ nhận hỗ trợ từ quỹ tài chính của công đoàn là:
- Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, có đóng kinh phí công đoàn.
- Cán bộ công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.
Danh sách những người đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ 300.000 đồng sẽ được chốt đến hết ngày 31/12/2021. Sau đó số tiền sẽ được trao đến tận tay người lao động.
Bình luận