Kể từ khi thống nhất lãnh thổ vào năm 1861, tỉ lệ sinh của Ý đã cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vào năm 2019, sự kiện lịch sử suy thoái dân số ở Ý lần nữa lặp lại. Theo thống kê của trang The Guardian (Anh), số người tử vong của quốc gia này đã lên đến 647.000 người. Trong khi đó, tỉ lệ sinh con lại giảm đến mức chỉ còn 420.000 ca. Thấp nhất kể từ thời điểm năm 1861.
Tình trạng mất cân bằng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 đã nâng lên đến hơn 700.000 người. Còn tỉ lệ sinh của nước này lại suy giảm xuống chỉ còn 408.000 ca. Thông tin này được ghi nhận lại theo thống kê quốc gia năm 2020.
Tỉ lệ sinh thấp sẽ tạo nhiều mối nguy cơ đáng lo ngại cho nước Ý trong vài năm tới. Trường hợp này đã từng xảy ra khi Ý đang trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ý là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sau hai lần bùng dịch, quốc gia này đã hứng chịu số người tử vong lên đến hàng chục nghìn. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Dự đoán trong năm 2021 tới, tỉ lệ người thất nghiệp ở quốc gia này sẽ tăng đáng kể từ 9,4% đến 11%.
Khi một đất nước chịu sự tấn công của dịch bệnh. Phụ nữ và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đa số phụ nữ ở Ý đều chung số phận bị mất việc hoặc buộc phải rời đi. Còn trẻ em, từ rất lâu chúng đã không được đến trường. Tất cả hoạt động sinh hoạt của mọi cá nhân đều bị trì hoãn và ngưng trệ.
Tuy nhiên, trước khi dịch bệnh bùng phát, quốc gia này cũng có nhiều chính sách bất bình đẳng giới. Những phụ nữ trong độ tuổi lao động hầu như không có việc làm. Đối với phụ nữ đang mang thai, họ buộc phải từ bỏ công việc hiện tại để dành thời gian cho gia đình. Trong khi đó, những trung tâm chăm sóc trẻ em với mức chi phí phải chăng lại vô cùng khan hiếm. Điều này càng khiến cuộc sống của phụ nữ Ý trở nên vất vả hơn.
Để chống lại căng thẳng về kinh tế và tài chính, nhiều phụ nữ đã lựa chọn cách không sinh con. Đây được xem như một kiểu "phản kháng thầm lặng" được đề xuất trong cuộc họp tại hiệp hội phụ nữ Rome. Tình trạng dân số trở nên già hóa là một hồi chuông cảnh tỉnh chính phủ quốc gia này nên đưa ra những hành động quyết liệt hơn để bảo đảm quyền lợi cho người phụ nữ.
Theo thống kê, cứ 5 người trên 65 tuổi thì có 1 trẻ em ra đời. Tình hình này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội đặc biệt là về mặt kinh tế. Khi đất nước trở nên già hóa, người trẻ hiếm hoi sẽ làm suy giảm năng lượng làm việc cũng như thoái hóa những ý tưởng mới lạ.
Bình luận