Nội dung chính
Tình cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể mang tính nhất thời và không ổn định. Theo đó, tình cảm được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài và ổn định,…
Theo tâm lý học thì tình cảm được định nghĩa là cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan và phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sự phát triển của xúc cảm trong điều kiện xã hội.”
Như vậy, có thể hiểu rằng tình cảm chính là những cảm xúc rung động của con người đã được tích lũy và hình thành trong một thời gian nhất định đối với sự vật, sự việc, hiện tượng hay đối với người nào đó, nó mang tính ổn định, lâu dài và thường xuyên.
Sau khi đã tìm hiểu về tình cảm là gì? dưới đây chúng tôi cung cấp thêm đặc điểm của tình cảm để bạn có cái nhìn khái quát và hiểu rõ hơn về khái niêm này. Theo đó, tình cảm có những đặc điểm như sau:
Nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố chính làm nảy sinh tình cảm. Trong đó thì nhận thức làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
Tình cảm hình thành trong môi trường xã hội và nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần.
Tình cảm được nảy sinh trong quá trình con người lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau. Ví dụ như: tình đồng bào, tình đồng nghiệp,…
Tình cảm là những thái độ mang tính ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí và là một đặc trưng của nhân cách con người.
Tình cảm phản ánh nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người đã cố che giấu bằng những thái độ, hành vi khác.Ví dụ: tỏ vẻ hài lòng nhưng thật sự trong lòng thì lại vô cùng chán ghét,…
Tính đối cực của tình cảm (tính 2 mặt) được gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Tình cảm của con người được phát triển mang tính đối cực. Ví dụ như: Yêu – ghét, hạnh phúc – đau buồn; tích cực – tiêu cực,…
Tình cảm có thể phân chia thành hai loại đó là tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao
Đó là những tình cảm liên quan đến sự không thoả mãn hay thỏa mãn những nhu cầu của cơ thể (ví dụ như nhu cầu sinh học). Tình cảm cấp thấp có ý nghĩa báo hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể.
Là tình cảm liên quan đến sự thoả mãn về nhu cầu tinh thần của con người, bao gồm: Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm trí tuệ, tình cảm hoạt động và tình cảm mang tính chất thế giới quan. Cụ thể:
Tình cảm có một vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người.
Tình cảm giúp thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động.
Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng và điều khiển, cũng như điều chỉnh tình cảm đi đúng hướng.
Tình cảm chiếm một vị trí quan trọng trong số các động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện và thúc đẩy con người hoạt động, giúp cho con người vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động.
Tình cảm có mối quan hệ và chi phối các thuộc tính tâm lí của con người. Tình cảm chi phối các biểu hiện của nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin. Tình cảm cũng là điều kiện và động lực để hình thành năng lực và tình cảm là nhân lõi của tính cách, là yếu tố có quan hệ với khí chất con người.
Trên đây là những thông tin liên quan tới khái niệm tình cảm là gì? và đặc điểm, vai trò của tình cảm. Hy cọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình cảm, cảm xúc của con người và của chính bản thân mình.
Bình luận