Liên quan đến việc điều chỉnh giá xăng dầu và thời gian điều hành giá xăng, dầu, Nghị định h 95/CP đã quy định, từ ngày 2/1/2022 thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ diễn ra 10 ngày 1 lần và vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng thay vì 15 ngày/ lần theo quy định cũ tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Nếu các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thì thời gian điều hành sẽ được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày lễ. Nếu kỳ điều hành diễn ra trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành sẽ được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
>>> Xem thêm: Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên, đã nhập cảnh từ 9 ngày trước
Theo các chuyên gia, việc rút ngắn này sẽ giúp giá xăng, dầu trong nước bám sát hơn diễn biến của thị trường thế giới, đồng thời còn tránh tăng giá sốc, giảm giá chậm như thực tế vẫn thường thấy từ trước tới nay.
Công thức mới tính giá cơ sở xăng, dầu
Nghị định 95 đã quy định giá cơ sở xăng, dầu được xác định bằng công thức như sau:
Giá xăng, dầu cơ sở đóng vai trò là căn cứ để quyết định giá bán lẻ xăng, dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn). Do đó, việc ban hành công thức mới tính giá cơ sở xăng, dầu được các chuyên gia nhận định là sẽ khiến giá bán lẻ xăng, dầu trong nước có nhiều thay đổi kể từ ngày 02/01/2022.
Hơn nữa, theo công thức trên, giá cơ sở xăng, dầu sẽ dựa vào hai nguồn tách biệt, đó chính là sản xuất trong nước, nhập khẩu. Như vậy thay vì chỉ dựa vào đà tăng của thế giới, sẽ phản ánh đúng với thực tế hơn, và giúp giá bán lẻ xăng, dầu được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Các chuyên gia cũng cho biết, với công thức tính giá cơ sở xăng dầu và thời gian điều hành mới này, nhờ giảm các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, giá xăng dầu trong nước sẽ “hạ nhiệt”, cũng như vẫn bám sát giá xăng dầu thế giới và sẽ tăng cường tiêu thụ xăng dầu sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, theo Khoản 6 điều 26 thì sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản chỉ mới được ngừng bán hàng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng, cụ thể như: cháy nổ, lũ lụt, hoặc đã nỗ lực áp dụng biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể duy trì việc bán hàng.
Bình luận