Văn khấn cúng hóa vàng Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 12/02/2021 19:43 (GMT +7)
Tương tự như cúng tất niên hay cúng giao thừa, thì lễ cúng hóa vàng cũng quan trọng không kém.

Theo tục lệ truyền thống, người Việt thường là lễ cúng giao thừa vào ngày mùng 1 và lễ hoá vàng trong khoảng từ mùng 4 đến mùng 10. Nhưng hiện tại, đại đa số mọi người thực hiện hóa vàng hết tết vào ngày mùng 3 tết, do vậy bài văn khấn mùng 3 tết cũng được xem là văn khấn hóa vàng ngày tết 2021 Tân Sửu.

Lễ hoá vàng còn tên gọi khác là ngày “tạ âm cảnh” hoặc “ngày hóa vàng”. Ý nghĩa của lễ hóa vàng dịp Tết chính là hóa hương vàng, quần áo... để tiễn ông bà tổ tiên về với âm cảnh sau 3 ngày Tết sum họp với gia đình, con cháu.

Về nghi thức lễ hoá vàng, đầu tiên đó là chuẩn bị mâm cỗ cúng hóa vàng. Trong cuốn “Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm”, mâm cỗ hóa vàng gồm có hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…

Bên cạnh đó còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Dù là mâm mặn hay mâm chay thì đây cũng là mâm cỗ cúng cuối cùng trong dịp Tết nên cần chuẩn bị thịnh soạn. Ngoài ra, mỗi gia đình cần chuẩn bị một bát gạo và một bát muối, rải từ nhà ra ngõ với ý nghĩa là bố thí cho chúng sinh, để hương vàng mà gia đình hóa đốt thì ông bà tổ tiên sẽ được hưởng hết và có cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia. 

Và sau khi làm cơm cúng xong, người ta sẽ đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. 

Văn khấn cúng hóa vàng Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 - Ảnh 1
Văn khấn cúng hóa vàng Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 - Ảnh 1

Cụ thể, nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường cho biết, sau khi hóa vàng xong thì cần vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, và cốt yêu là ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Bên cạnh đó, 2 cây mía các gia đình thường dựng bên ban thờ cũng cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

Tục cúng hoá vàng thường được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Mỗi lễ vàng tiền sẽ được hóa riêng từ các bậc cao xuống thấp theo thứ tự hóa của gia thần trước, gia tiên sau.

Rất nhiều nhà tu hành, nhà văn hóa đều khuyến cáo rằng, chúng ta không nên hoặc không đốt quá nhiều vàng mã thay vào đó chỉ nên có một ít tiền, vàng thể hiện lòng thánh. 

Văn khấn Hóa vàng ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 tết 2021 Tân Sửu 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con tên là:..............................................

Thường trú tại:…………………………..

Hôm nay là ngày mồng….. tháng Giêng năm Tân Sửu 2021

Tín chủ con hôm nay thành tâm chuẩn bị hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay gia đình chúng con xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu 1 năm mới bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin sự phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(*) Bài viết mang tính chất tham khảo.

Hơn 300 người hoàn thành cách ly Covid-19, kịp về quê ăn Tết Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thời tiết cả nước ấm áp, có nắng Hà Nội: Một bé sơ sinh nằm ngoài đường đúng đêm 29 Tết
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend