Trái ngược với ngày nay, váy cưới từng là trang phục xa xỉ chỉ dành cho các gia đình hoàng tộc vào những năm 1400. Dựa trên những ghi chép lịch sử, váy cưới lần đầu xuất hiện tại hôn lễ của công chúa nước Anh Philippa (con gái vua Henry IV) cùng hoàng tử Đan Mạch Frik. Những chiếc váy cưới lúc bấy giờ được làm thủ công cùng nguyên liệu đắt tiền như đá quý, lông thú... Bởi vậy, váy cưới là biểu tượng của sự xa hoa chỉ cô dâu của các gia đình quyền quý mới có thể mặc.
Tuy đã xuất hiện từ năm 1406, nhưng phải tới tận năm 1840 người ta mới công nhận chiếc váy cưới của nữ hoàng Victoria là chiếc váy cưới trắng đầu tiên trong lịch sử. Cũng kể từ đó, màu trắng được xem là tượng trưng cho sự thuần khiết của nàng dâu, cũng như sự trong sáng của tình yêu.
Cũng giống như mọi loại trang phục khác, váy cưới cũng trải qua nhiều đổi thay theo dòng thời gian. Xuyên suốt 100 năm qua, các thiết kế váy cưới không ngừng được đổi mới, sáng tạo nhằm bắt kịp với các xu hướng thời trang hiện đại.
Vào những năm 1910, váy cưới có kiểu dáng khá kín đáo, cổ áo cao, tay dài, váy che từ cổ đến gót chân và có nhiều lớp vải chồng lên nhau. Váy cưới trong giai đoạn này thường được sử dụng bằng những nguyên liệu nhẹ, tạo sự thướt tha trong từng bước đi của cô dâu, cũng như giúp cô dâu di chuyển dễ dàng hơn, đặc biệt là lúc khiêu vũ - một phong tục không thể thiếu ở các nước phương Tây.
Dưới sức ảnh hưởng của phong cách flapper, phần trước của chiếc váy cưới đã được thiết kế ngắn hơn, để lộ giày của cô dâu. Ngoài ra, thập niên này rất chuộng xu hướng ngực phẳng, nên các cô dâu sẽ sử dụng vải quấn quanh ngực để có dáng người nhỏ hơn, giống như một cô gái vừa mới lớn. Mũ cưới cũng phổ biến vào lúc bấy giờ. Mũ được làm bằng ren, phần sau buông dài xuống tận gót chân.
>>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng phong cách Retro từ năm 1920 tới 2000
Thời kì này đánh dấu sự lên ngôi của Hollywood, nên váy cưới cũng được thay đổi cho phù hợp với xu thế. Hôn lễ xa hoa trở thành nơi nàng dâu học theo phong cách của các minh tinh màn ảnh, cổ áo hình chữ V để lộ ngực quyến rũ. Tay áo vẫn được thiết kế dáng dài như váy cưới truyền thống.
Chiến tranh thế giới đã tạo ra những tác động rất mạnh lên nền kinh tế. Nhiều cô dâu đã sử dụng lại váy cưới cũ của mẹ hoặc bà để tiết kiệm chi phí. Một số cô dâu thì tự may váy cưới với kiểu dáng rất đơn giản. Váy cưới và voan cài đầu thường ngắn hơn trước để tiết kiệm vải vóc.
Lúc này nền kinh tế đã ổn định hơn, khiến những chiếc váy cưới cũng được thiết kế cầu kì hơn. Nền kinh tế của một quốc gia lúc bấy giờ hoàn toàn có thể được đánh giá khi nhìn vào váy cưới cô dâu. Nàng dâu của thập niên 50s thường mặc những chiếc váy phồng bồng bềnh kết hợp cùng voan ngắn. Cổ chữ V cũng dần lỗi mốt, thay vào đó là xu hướng cổ tròn hoặc cổ tim. Do ảnh hưởng bởi "biểu tượng sex" Marilyn Monroe, cách trang điểm cho cô dâu cũng thay đổi, lớp phấn được đánh đậm, màu son đỏ làm chủ đạo và lông mi giả.
Xu hướng váy cưới đơn giản lại một lần nữa quay lại. Các cô dâu thường lựa chọn váy ngắn, cổ cao, và áo tay lỡ. Đây cũng là thời kì đánh dấu sự xuất hiện của váy cưới tay lỡ thay vì tay dài như trước.
Váy cưới của những năm 70s chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhà mốt Dior với váy cao cổ và tay bồng lả lướt. Mũ cưới cũng đã quay lại, nhưng mang dáng vẻ hoàng gia hơn với vành rộng và thường được cài hoa. Cô dâu thường lựa chọn cầm những bó hoa mang sắc màu rực rỡ để tạo điểm nhấn cho trang phục của mình.
Vào giai đoạn này, váy cưới được thiết kế cầu kì, tỉ mỉ, nhiều chi tiết hơn trước. Các nàng dâu thường ưa chuộng những chiếc váy có tay bồng thật lớn, thậm chí còn sử dụng đệm vai để tạo thêm độ phồng cho tay áo. Phần ngực thường được làm bằng ren, còn từ hông trở xuống lại được may bằng lụa trắng trơn. Voan cài đầu cũng được làm cầu kì hơn trước để tạo điểm nhấn.
Thay vì chú ý vào hoạ tiết như trước, váy cưới cô dâu của thập niên 1990 lại tập trung vào việc tôn lên đường cong đầy quyến rũ của người phụ nữ. Do đó, váy cưới sẽ được bó sát ở phần nửa trên, cổ áo khoét sâu, không có tay áo để khoe ra phần xương quai xanh gợi cảm. Phần thân dưới của váy được buông thả tự nhiên như một chiếc váy tango.
Tuy không có những thay đổi quá rõ rệt như các giai đoạn trước, song ta vẫn có thể thấy rằng váy cưới dáng chữ A bắt đầu được ưa chuộng hơn. Các phụ kiện khác như voan cưới cũng được tối giản nhất một cách có thể. Thậm chí nhiều cô dâu còn lựa chọn không sử dụng voan cưới mà để buông mái tóc bồng bềnh đầy nữ tính của mình.
Các thiết kế váy cưới trở nên vô cùng đa dạng, vừa mang dáng vẻ truyền thống, lại vừa có những đặc điểm của xu hướng thời trang hiện đại. Váy cưới của gia đình hoàng gia hoặc các ngôi sao hàn đầu luôn là nguồn cảm hứng để các cô dâu học theo.
Bình luận