Vì sao người miền Nam gọi mừng tuổi là lì xì?

ThanhPham Đăng lúc: Thứ năm, 24/12/2020 22:12 (GMT +7)
Trong kho tàng ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt, có rất nhiều từ ngữ được mượn từ phiên âm tiếng nước ngoài. “Lì xì” cũng là một trong số những từ đó.

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) vốn ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa. Ngay cụm từ “Nguyên Đán” cũng là phiên âm Hán Nôm. Trong đó chữ Nguyên có nghĩa là khởi đầu, chứ Đán có nghĩa là trọn vẹn. Nguyên Đán tức là sự Khởi đầu trọn vẹn. Nói cách khác, Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm, tính từ ngày mồng 1, ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Mặt Trăng.

“Lì xì” đầu năm mới là một trong những phong tục có truyền thống lâu đời không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Trước đây, các tỉnh miền Bắc gọi là mừng tuổi, còn ở các tỉnh miền Nam thì gọi là lì xì. Nhưng ngày nay, từ lì xì trở nên phổ biến hơn ở cả hai miền. Về cơ bản, hai chữ “mừng tuổi” và “lì xì” tương đồng nhau về ý nghĩa và phương thức thực hiện, đều là tặng phong bao có chứa tiền cho trẻ nhỏ hoặc người thân để cầu bình an, may mắn cho năm mới.

Mừng tuổi hay Lì xì đều mang ý nghĩa cầu mong đến lợi lộc, may mắn và bình an.
Mừng tuổi hay Lì xì đều mang ý nghĩa cầu mong đến lợi lộc, may mắn và bình an.

Chữ lì xì xuất phát từ tiếng Trung, có phiên âm là "Lai see" (lợi thị), hiểu nghĩa là có lợi, có tiền, có may mắn. Sở dĩ các tỉnh miền Nam phổ biến từ này là bởi xưa kia, người Hoa, đặc biệt là những người Hoa gốc Quảng Đông, đến sinh sống và làm ăn đông đảo ở khu chợ Lớn thuộc Gia Định (tên gọi của Sài Gòn xưa). Họ gọi tục tặng hồng bao chứa tiền mừng ở trong là "lợi thị hay lợi sự” đọc theo âm Quảng Đông, về sau phiên ngữ ra thành lì xì. Đây là nguồn gốc được chấp nhận rộng rãi nhất. 

Phong bao lì xì còn xuất hiện trong đám hỏi, khai trương hay sinh nhật...(hình minh họa)
Phong bao lì xì còn xuất hiện trong đám hỏi, khai trương hay sinh nhật...(hình minh họa)

Trong cộng đồng người Hoa và sau lan rộng thành phổ biến trong nhân dân thì tục lệ lì xì không chỉ có riêng trong ngày Tết mà còn xuất hiện trong nhiều dịp khác. Chẳng hạn trong phong tục cưới hỏi, gia chủ thường tặng lì xì cho đội bưng quả (bê tráp), hay như trong ngày khai trương, sinh nhật... chủ nhân cũng tặng phong bao may mắn cho quan khách, người tham dự để lấy vía phát tài phát lộc, hoặc mong cho vạn sự bình an, như ý.

Một số mặt hàng mừng "Tết con trâu" đắt khách không ngờ Chính thức trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2021
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp