Xiaomi tốn 7 tỷ đồng thiết kế lại logo của hãng: Có thực sự là uổng phí cho một logo gần như y hệt cái cũ?

Alex Đăng lúc: Thứ tư, 31/03/2021 16:38 (GMT +7)
Cộng đồng mạng hôm nay được một phen xôn xao khi Xiaomi gây tranh cãi nảy lửa về việc bỏ ra 7 tỷ VNĐ để thiết kế logo mới, thế nhưng chẳng khác gì logo cũ cả.

Chiếc Logo mới đang gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận của Xiaomi được thiết kế bởi Kenya Hara, một giáo sư của Đại học Nghệ thuật Musashino và là Chủ tịch của Trung tâm Thiết kế Nippon (NDC). Ông Hara được biết đến như một trong những nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu thế giới và để mời ông nhận lời, Xiaomi đã phải tiêu tốn khoảng 2 triệu NDT (gần 7 tỉ VNĐ).

Giáo sư Kenya Hara của Đại học Nghệ thuật Musashino; Chủ tịch Trung tâm Thiết kế Nippon (NDC).
Giáo sư Kenya Hara của Đại học Nghệ thuật Musashino; Chủ tịch Trung tâm Thiết kế Nippon (NDC).

Điều đáng nói là khi Xiaomi giới thiệu logo mới, cư dân mạng khi so sánh với logo cũ đã có phản ứng mạnh mẽ, cho rằng logo mới hầu như chẳng có gì thay đổi, có chăng chỉ sử dụng các góc bo tròn ở viền ngoài và vài đường nét vuông của logo cũ cũng được thay đổi lại. Tổng thể, netizens cho rằng logo mới vẫn giống logo cũ tới 80 - 90%.

Chính vì thế, những tranh cãi trái chiều đã nổ ra, bên thì cho rằng tiêu tốn số tiền khổng lồ để nhận về sản phẩm trên quả không đáng, bên thì đem đủ mọi lý luận ra giải thích và bảo vệ logo mới. Vậy có thực sự logo mới được thiết kế bởi giáo sư Kenya Hara là quá đơn giản, không đáng "đồng tiền bát gạo?"

Xiaomi tốn 7 tỷ đồng thiết kế lại logo của hãng: Có thực sự là uổng phí cho một logo gần như y hệt cái cũ?
Xiaomi tốn 7 tỷ đồng thiết kế lại logo của hãng: Có thực sự là uổng phí cho một logo gần như y hệt cái cũ?

Để phân tích vấn đề này, chúng ta cần nắm được những điểm căn bản và nguyên tắc thiết kế được giáo sư Kenya Hara sử dụng vào sản phẩm, cụ thể như sau:

Vòng ngoài: Áp dụng đường viền mềm mại hơn, tròn hơn ở các góc của biểu trưng (trước đây là hình vuông), chữ “MI” được thiết kế lại với thay đổi được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao hơn. Màu chủ đạo vẫn là màu cam truyền thống, tông màu mới sẫm hơn một chút, tiếp tục truyền tải sự sống động và trẻ trung của Xiaomi. Ngoài ra còn bổ sung thêm màu đen và bạc để đáp ứng vào các ứng dụng cho các dòng sản phẩm cao cấp.

“Alive” (Tồn tại) - Truyền tư duy triết học vào ngôn ngữ thiết kế mới.
“Alive” (Tồn tại) - Truyền tư duy triết học vào ngôn ngữ thiết kế mới.

Ý tưởng chủ đạo: Áp dụng ngôn ngữ thiết kế theo triết lý phương Đông với khái niệm thiết kế “Alive” (Tồn tại) - Truyền tư duy triết học vào thiết kế mới. Ý nghĩa của triệt lý này từ Kenya Hara là công nghệ sáng tạo của Xiaomi đã mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống cùng khả năng kiểm soát mọi thứ một cách tối ưu  cho người dùng, có thể thích ứng với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường.

Tính triết học của “Alive” có thể diễn giải thông điệp gốc mà Xiaomi muốn truyền tải từ góc độ hình ảnh, sự trực quan tràn đầy sức sống: "Con người đang sống (Alive) - công nghệ được tạo ra bởi con người - công nghệ cũng đang sống và Công nghệ sẽ luôn phục vụ nhu cầu của cuộc sống con người".

Công thức toán học “siêu hình tròn” đem lại kết quả tối ưu theo đúng triết lý đưa ra.
Công thức toán học “siêu hình tròn” đem lại kết quả tối ưu theo đúng triết lý đưa ra.

Phần lõi giao thoa với phần viền của logo: Giáo sư Kenya Hara đã sử dụng công thức toán học “siêu hình tròn” khi thiết kế logo của Xiaomi. Kết hợp giữa hình vuông và một hình tròn hoàn hảo, nhà thiết kế đã đạt được sự cân bằng động tối ưu về mặt thị giác bằng cách điều chỉnh các biến trong công thức, cụ thể là được minh họa bằng một loạt các biến số, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ khó có thể nhận ra.

Song với việc lựa chọn kết quả n = 3 đã tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa hình vuông và hình tròn cùng font chữ có sự khác biệt, thể hiện khía cạnh cốt lõi của “Alive”, dẫn đến logo Xiaomi hoàn toàn mới mà chúng ta thấy bây giờ. So với một vật thể có góc cạnh bên phải, hình tròn là một hình dạng nhanh nhẹn hơn, là sự thể hiện hoàn hảo cho sự linh hoạt, không ngừng nghỉ và ý chí tiến lên của Xiaomi.

Font chữ 'mi' cũng được thay đổi so với bản cũ.
Font chữ "mi" cũng được thay đổi so với bản cũ.

Logo mới ra đời là lời khẳng định của Xiaomi đối với bước ngoặt trong kỷ nguyên kết nối thông minh toàn cầu. Là một công ty công nghệ, Xiaomi cam kết mang đến nhiều đổi mới hơn trên toàn thế giới và điều cần thiết là thương hiệu phải phát triển cùng với người dùng. Xiaomi sẽ mở ra một thập kỷ mới bằng sự hiện diện của mình từ đại chúng sang người dùng cao cấp, từ công nghệ đến không gian nghệ thuật, từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Ngoài ra, giáo sư Kenya Hara còn thiết kệ lại bộ nhận diện thương hiệu với ý nghĩa thúc đẩy Xiaomi tiến lên trong thập kỷ sắp tới.

Vậy, với ngần đấy khái niệm và ý nghĩa ẩn sâu trong một chiếc logo tưởng chừng như đơn giản. Việc Xiaomi bỏ ra tới gần 2 triệu Nhân dân tệ (gần 7 tỷ đồng) để mời bằng được Giáo sư Kenya Hara là có lý do thỏa đáng của họ. Các cư dân mạng nếu vội vàng đánh giá mà không tìn hiểu sâu xa, e rằng cũng chỉ là "ếch ngồi đáy giếng" mà thôi.

Xiaomi là công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.
Xiaomi là công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.

Tập đoàn Xiaomi được thành lập vào tháng 4 năm 2010. Hiện Xiaomi đứng thứ 3 trên toàn cầu về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng trong quý 4 năm 2020. Các sản phẩm của Xiaomi có mặt tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Vào tháng 8 năm 2020, công ty đã lọt vào danh sách Fortune Global 500 lần thứ hai, tăng 46 bậc lên xếp thứ 422. Xiaomi cũng xếp thứ 7 trong số các công ty công nghệ có giá trị thương hiệu đáng giá nhất thế giới.

 

 

Cập nhật 8 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2021 Công nghệ điện thoại đã được phát minh từ gần 1400 năm trước Deepfake: Công nghệ làm hại Ninh Dương Lan Ngọc là gì?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp