Văn hóa ẩm thực của người dân đồng bào Khmer vô cùng đa dạng và phong phú. Từ những món ăn trong bữa cơm hàng ngày, cho tới những bữa tiệc trong dịp lễ, Tết, ẩm thực của người Khmer vẫn thể hiện được nét đẹp văn hóa của con người nơi đây.
Họ thường chọn lựa những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên để biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Trong số đó, có 4 món ăn được coi là đặc trưng và được thực khách lưu luyến nhất mỗi khi đặt chân tới đây. Bạn có biết 4 món ăn đó là gì không? Hãy cùng 2Đẹp đi khám phá ngay bây giờ nhé!
Loại mắm này được chế từ những loại cá lóc, cá trê đồng,... Mắm bò hóc chính là một món ăn vô cùng đặc trưng và cũng chính là loại gia vị rất quan trọng để mang đến hương vị đậm đà cho nền ẩm thực của nơi đây.
Cách chế biến loại mắm này trải qua nhiều công đoạn và khá kì công. Cá sau khi được làm sạch và bỏ đầu rồi để cho hơi ươn sau đó đêm ủ muối qua đêm rồi mới cho vào hũ sành ủ cá. Thường người Khmer sẽ ủ cá theo tỉ lệ 1 cá - ½ cơm nguội - 1 muối.
Sau khi xếp cá vào hũ, người ta sẽ dùng lá xếp kín bề mặt cá rồi dùng nan tre nèn chặt rồi ủ khoảng 1 tuần là ra thành phẩm. Mắm bò hóc nặng mùi nhưng lại là thành phần không thể thiếu của nhiều món ăn trong đó có bún num bò chóc. Nhiều người mới đầu khi nghe đến thi khá e dè mùi vị mà không dám thử. Tuy nhiên, chỉ cần ngửi thấy mùi nước lèo và thưởng thức một miếng là chắc chắn sẽ phải xiêu lòng ngay tắp lự.
Cốm dẹp chính là một nguyên liệu được sử dụng để làm lễ vật và không thể vắng mặt trong dịp lễ Oóc om boc, hay còn được biết đến là ngày lễ cúng trăng của người Khmer Nam Bộ. Cốm dẹp làm từ gạo nếp chưa già sau đó đem rang chín rồi rồi qua nhiều khâu chế biến mới thành.
Muốn cốm dẹp ngon thì nguyên liệu phải chất lượng. Theo kinh nghiệm nên chọn chọn loại lúa nếp được trồng và thu hoạch vào tháng 10 (âm lịch) rồi đem đập lấy hạt ngâm nước chừng 1 ngày 1 đêm mới đem rang. Sau khi rang chín, cốm sẽ lập tức được giã cho bong lớp vỏ trấu rồi cuối cùng được cho ra nia sàng sạch cám, trấu sót lại để thu thành phẩm.
Theo cách làm truyền thống của người Khmer, cốm dẹp sẽ phải rang trong nồi đất, khi giã sẽ có thêm cây gạt để đảo đều gạo trong lúc giã nhằm giã đều tay. Thành phẩm thu được sẽ là những hạt cốm dẹt màu vàng xanh nhạt.
Sau khi có cốm dẹt thành phẩm, muốn ngon, người Khmer thường sẽ trộn cùng dừa nạo và đường, để trong chừng 2 giờ cho ngấm, mềm rồi thưởng thức. Cốm dẹt vừa thơm, vừa béo, vừa mềm, là món ăn vô cùng hấp dẫn.
Món canh sim lo (xiêm-lo) là món canh chua phổ biến của người Khmer. Canh sim lo dễ nấu, dễ tùy biến về nguyên liệu, nấu canh sim lo với sẽ gồm cá lọc, thịt, tép cùng các loại rau như lá bình bát, rau dền, bồ ngót, măng thậm chí mít non, chuối non.
Nhưng dù kết hợp thế nào, canh sim lo cũng không thể thiếu được mắm bò hóc, sả và ớt được băm nhuyễn. Cánh những thức này sẽ tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng của canh sim lo. Canh sim lo rất hợp để ăn trong những ngày mưa bởi vị cay nồng của gia vị sẽ mang đến cho món canh này hương vị khó quên.
Bánh bò thốt nốt là một món ăn yêu thích của người miền Tây. Món bánh này được chế biến từ nguyên liệu chính là bột thốt nốt, bột gạo, nước cốt dừa, đường thốt nốt. Bánh thốt nốt khi hoàn thành sẽ có một màu vàng ươm vô cùng đẹp mắt, gói kín lại trong lá chuối xiêm, còn bên trên lại được rắc thêm dừa nạo trông hấp dẫn vô cùng.
Để chế biến ra loại bánh này thực sự cần phải có sự kì công. Từ công đoạn ủ bột cho tới lên men, người làm phải trông chừng nồi bánh thường xuyên để thành phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. Nếu như thời tiết quá hanh khô thì bánh sẽ khó đạt được độ xốp, hay như bột bánh quá ướt sẽ khiến cho bánh bị mất độ mềm xốp.
Món bánh này ngon nhất là khi thưởng thức nóng hổi và thật chậm rãi thì mới có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị mà món ăn này mang lại. Thậm chí, món bánh này bạn có thể ăn no mà cũng không lo bị ngán đâu nhé!.
Khám phá nét đẹp ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer bao giờ cũng khiến cho người ta phải thích thú và lưu luyến không thôi. Nếu có cơ hội tới đây, nhất định bạn phải trải nghiệm ít nhất một lần những món ăn kể trên nhé!
Bình luận