![Hành trình khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam](https://media.2dep.vn/resize_313x188//upload/system/2024/12/11/post17338987057-134003.jpg)
Trong số 4 nghề được liệt kê dưới đây, có nghề mà đảm bảo bạn còn không nghĩ rằng, nó được coi là một nghề tại dải đất hình chữ S này bởi sự nguy hiểm và độ "kì dị" của nó.
Nghề cưa bom
Chính xác của nghề này chính là cưa bom. Bạn không nghe lầm đâu, mặc dùng nhiều người chỉ nghe thấy cái tên của nghề này là cũng đủ 'toát mồ hôi hột" rồi, song hiện tại có rất nhiều nơi tại Việt Nam vẫn có những người làm công việc nguy hiểm này vì miếng cơm manh áo.
Bom đạn rải rác sau chiến tranh tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều. Vì dụ như tại Diễn Hồng (Nghệ An), bom đạn "tươi", tức là an toàn với nguy cơ phát nổ được thu mua với giá 500.000 đồng/kg, đầu đạn dạng phế liệu chỉ 5.000-7.000 đồng/kg nhưng thuốc bom, thuốc đạn lại bán đắt gấp 10 lần. Sản phẩm sau khi "cưa" và thu thập được thường là phế liệu và thuốc nổ.
Bà Trần Thị Xuyến, một chủ "vựa" thu mua cho biết thời cao điểm, mỗi ngày bà mua được 5-6 tấn sắt, đồng từ vỏ bom đạn. Cứ 3-4 ngày thì có 2-3 chiếc xe tải đến chở đi bán cho những nơi tiêu thụ. Những thợ "cưa bom" lành nghề cũng kiếm được khoảng vài trăm nghìn/ngày. Dẫu vậy, những nguy hiểm và tai nạn lao động của nghề này mỗi khi xảy ra thường để lại hậu quả vô cùng thảm khốc.
Nghề thợ mỏ
Những người thợ mỏ thường xuyên phải làm việc dưới lòng đất ở độ sâu hun hút, không gian chật hẹp và ẩn chứa nhiều độc hại cũng như nguy cơ "sang chấn" tâm lý do không thể biết ngày đêm và thời gian ra sao ở bên ngoài. Nghề này cũng không thể làm lâu dài bởi những nguy cơ mà nó mang lại.
Ví dụ, thợ hầm mỏ than thường có mức thu nhập cao từ 300 triệu đồng đến trên 400 triệu đồng/năm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết chỉ riêng năm 2018, cả Tập đoàn đã có 792 thợ lò có thu nhập từ 300 triệu đồng/người/năm trở lên. Trung bình mỗi tháng lương thợ mỏ vào khoảng 20 - 30 triệu đồng.
Nghề nuôi rắn hổ mang
Khỏi phải nói, những con rắn hổ mang nguy hiểm tới mức nào, chỉ cần sơ sảy một chút hoặc lĩnh một vết cắn mà không kịp cấp cứu thì tính mạng của người nuôi có thể bị nguy kịch ngay lập tức. Những tai nạn do rắn cắn đối với người trong nghề cũng không phải hiếm xảy ra.
Nhưng bù lại, đây là nghề có lợi nhuận cao cho người nuôi. Cao điểm, rắn bán được giá từ 400 tới cả triệu đồng/kg. Do lãi cao, công đoạn nuôi lại đơn giản nên vẫn có nhiều người chấp nhận rủi ro và không có ý định bỏ nghề nuôi rắn.
Chủ yếu các sản phẩm từ rắn như thịt, da, trứng ... là xuất sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng/năm.
Nghề đi biển
Nghề này đòi hỏi ngư dân phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, có khi là vào ban đêm và không có thời gian nghỉ. Chưa kể, lênh đênh nhiều tháng ngày trên biển cả mênh mông, chống chọi với nắng, gió và xui xẻo còn có thể gặp bão tố, thời tiết xấu. Bất cứ hình thái nào cũng đều không dành cho người có sức khỏe yếu và thiếu sự "can đảm".
Bù lại, nếu thuận lợi trong mỗi chuyến đi biển thì người dân lại dễ dàng đút túi “bộn” tiền. Anh Trần Thế Dương ở xã Cảnh Dương (Quảng Trị) cho biết, mỗi tháng ra khởi trung bình tàu anh đánh bắt tầm hơn 1 tấn cá. Giá thương lái mua dao động từ 140-160 nghìn đồng/kg. Như vậy, tổng thu của một tàu cá sau khi trừ chi phí sẽ vào khoảng 150 triệu đồng/chuyến. Chia ra cho khoảng 10 thuyền viên, mỗi người cũng được gần 10 triệu đồng.
Bình luận