Trà bơ là một trong những thức uống bổ sung năng lượng và giúp người Tây Tạng cảm thấy ấm người hơn. Nguyên liệu chính của trà bơ Tây Tạng thường là trà đen Pu-erh, muối hồng Himalaya, sữa và bơ từ bò Yak. Để pha một tách trà bơ Tây Tạng, người ta sẽ đun trà cùng nước sôi trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi mới thêm bơ và muối. Sau đó họ sẽ dùng bình trà Chandong để pha hỗn hợp bơ, trà và sữa với nhau.
Người Tây Tạng thường bảo quản bơ bằng cách bọc chúng trong các túi vải hoặc dạ dày bò Yak, nhờ thế mà bơ để pha trà luôn giữ được hương vị chuẩn và có mùi đặc trưng. Với những tác dụng như hoà tan chất béo, chống lão hoá, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu… trà bơ được coi như “món đồ uống quý giá” của người dân khu vực khí hậu khắc nhiệt như Tây Tạng.
>>> xem thêm: Trà bơ Tây Tạng, thức uống bổ dưỡng từ độ cao 4000m của Tây Tạng
Món bánh Tsampa được chế biến từ lúa mạch hoặc đậu Hà lan, một loại lương thực phổ biến ở Tây Tạng. Để chế biến món ăn này, người ta sẽ chọn lựa từng hạt lúa mạch rồi mang đi rang chín. Sau đó, người làm bánh sẽ đánh nhuyễn lúa mạch rang đều cùng trà bơ rồi nặn thành những chiếc bánh Tsampa bắt mắt.
Người Tây Tạng thường ăn bánh Tsampa cùng trà bơ hoặc trà ngọt để tăng thêm vị thơm béo cho món ăn. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích, cũng có thể ăn bánh Tsampa cùng với sữa chua, trà mặn hoặc rượu lúa mạch.
Không chỉ nổi tiếng ở các khu vực như Bắc Ấn Độ, Nepan hay Bhutan, mì Thukpa là một trong những món ăn đặc trưng của người Tây Tạng. Nguyên liệu chính của món ăn này là sợi bì bhatsa, một loại mì sợi nhỏ khá giống sợi mì gnochi của người Ý. Mì Thukpa của Tây Tạng thường được ăn kèm với thịt cừu hoặc thịt bò.
Tuỳ vào từng vùng và thói quen mà người ta sẽ có cách chế biến mì Thukpa khác nhau, tuy nhiên điểm nổi bật nhất của món ăn này chính là nước dùng khá cay, phù hợp với thời tiết lạnh ở Tây Tạng. Mì Thukpa cũng là món ăn thường được người Tây Tạng ăn trong dịp đầu năm mới.
Bò Yak chính là một trong các biểu tượng nổi tiếng của Tây Tạng với cặp sừng dài và bộ lông dày, ấn tượng. Không chỉ giúp người dân Tây Tạng vận chuyển đồ đạc, hàng hoá, bò Yak còn có nhiều công dụng như lông may quần áo, chăn gối; sữa làm bơ và thịt để chế biến món ăn.
Nhờ sinh sống trong điều kiện khí hậu khác biệt mà thịt bò Yak có độ săn chắc và hương vị đặc trưng. Khi đến Tây Tạng, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn như thịt bò Yak phơi khô, bò Yak hầm ngũ cốc…
Cơm nhân sâm là một trong những món ăn nổi tiếng của người Tây Tạng. Để chế biến món ăn này, người ta sẽ mang gạo trộn cùng quả nhân sâm (quả nhân sâm chỉ có từ cây sâm 4 tuổi trở lên), một chút đường và nhiều nguyên liệu khác như nho khô, hạt sen, quả óc chó... rồi mới mang đi nấu chín trong khoảng 30 phút.
Nhờ sự kết hợp này mà món cơm nhân sâm vừa có vị hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng. Đặc biệt, theo quan niệm của người Tây Tạng thì qủa nhân sâm còn là một biểu tượng của sự may mắn, tốt lành, vì thế họ thường nấu cơm nhân sâm trong các dịp quan trọng như năm mới, lễ hội hoặc đám cưới.
Bình luận