Assam Laksa là món bún cá chua cay được biết đến như niềm tự hào của Malaysia. Để chế biến món bún cá Assam Laksa, người ta thường sử dụng loại cá thu còn tươi sống. Sau khi được sơ chế cẩn thận và nấu, món bún cá Assam Laksa có nước dùng đậm đà, chua dịu và xen lẫn vị cay nồng. Đặc biệt, để món ăn thêm bắt mắt thì người nấu còn thêm vào chút dứa, dưa leo hành tím thái nhỏ và rau mùi.
Nếu thoạt nhìn ra, không ít người sẽ nhầm tưởng Popiah là một món chả giò vì phần nhân của chúng được gói khéo léo trong một lớp vỏ vàng ruộm rồi chiên lên. Đây là một món ăn truyền thống thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết hay các ngày tụ tập của người Malaysia. Khi đó, mọi người sẽ quây quần trên bàn ăn, vừa chuyện trò rôm rả vừa cuốn những chiếc Popiah “mập mạp”. Popiah thường có nhân là rau cải xanh, thịt xá xíu, tôm nõn, trứng tráng mỏng và một chút củ đậu sần sật.
Trong tiếng Malaysia thì Mee là “mỳ” còn Goreng có nghĩa là “xào”. Vì vậy khi nghe tên món ăn này, bạn có thể phần nào hình dung ra được cách chế biến của nó. Nguyên liệu để chế biến mỳ Mee Goreng khá phong phú. Ngoài sợi mỳ trứng vàng ươm, người đầu bếp sẽ cho khoai tây luộc, thịt bò, trứng, tôm… vào để xào mỳ.
Thông thường, khi luộc mỳ gần chín, người ta sẽ cho một ít đậu nành vào, nhờ thế mà sợi mỳ vừa mềm thơm, vừa có vị béo ngậy hấp dẫn. Nếu có dịp ghé thăm các quầy bán mỳ Mee Goreng ở đường phố Malaysia, bạn sẽ bất ngờ với kỹ thuật xào mỳ “tuyệt đỉnh” của các đầu bếp địa phương.
>>> xem thêm: Mee goreng mamak, món mỳ xào “quốc dân” được nhiều người yêu thích khi đến Malaysia
Hokkien Mee là một món ăn sáng quen thuộc của người dân Malaysia, đặc biệt là khu vực Penang và Kuala Lumpur. Tuy nhiên, nếu thưởng thức món ăn này tại 2 địa điểm này, bạn sẽ thấy hương vị của chúng rất khác biệt. Món Hokkien Mee ở Penang được nấu cùng với thịt heo và có nước dùng ngọt thanh từ xương hầm. Ngoài ra, người ta sẽ dùng cả sợi mỳ trắng lẫn mỳ vàng và ăn cùng tôm, cá viên và hành phi.
Còn ở Kuala Lumpur, món Hokkien Mee được chế biến bằng cách nấu sợi mỳ vàng cùng một loại nước sốt sánh sệt màu nâu. Ngoài ra, để món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn, họ sẽ cho thêm thịt lợn, tôm hoặc mực ống. Đặc biệt, món Hokkien Mee ở Kuala Lumpur sẽ có thêm Sambal belacan (một loại sốt phổ biến ở Malaysia và Indonesia) nên có vị cay nồng lạ miệng.
Không chỉ nổi tiếng như một món ăn đường phố, Satay & Ketupat còn xuất hiện nhiều trong các nhà hàng sang trọng ở Malaysia. Satay & Ketupat gồm có 2 phần là Ketupat và Satay. Nếu như Ketupat là loại bánh gạo được gói trong lá cọ thì Satay chính là thịt xiên nướng trên than hồng.
Tuỳ vào sở thích và khẩu vị của thực khách mà người ta có thể sử dụng nguyên liệu khác nhau như thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt nai, thịt thỏ hoặc thịt heo… Bạn có thể ăn Satay & Ketupat cùng loại nước sốt làm từ đậu cay tên là Kuah.ư
Bình luận