5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt

Alex Đăng lúc: Thứ tư, 05/05/2021 14:37 (GMT +7)
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, hạt gạo và món cơm là những thức ăn căn bản, truyền thống và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Hầu hết các gia đình Việt đều sẽ nấu cơm hàng ngày, trong bếp mỗi nhà đều chắc chắn không thể thiếu loại thực phẩm là gạo. Mỗi bữa ăn của gia đình Việt, thức ăn có thể thay đổi song nhất định không thể thiếu cơm. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, cơm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có protein, vitamin, chất khoáng và cả chất béo, giúp cơ thể khi ăn vào được no lâu, cân bằng vị giác và cung cấp năng lượng dồi dào.

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 1

Thế nhưng, nhiều người khi nấu cơm lại vô tình mắc phải các lỗi sau đây, khiến cho không những làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của cơm mà thậm chí còn làm xuất hiện các nguy cơ gây bệnh, thậm chí là bệnh nguy hiểm như ung thư.

Sau đây là 5 sai lầm phổ biến hay mắc phải nhất khi nấu cơm mà bạn cần lưu ý.

Chủ quan và bỏ qua vấn đề gạo mốc

Đây là lỗi tưởng như không phổ biến song thực tế lại không phải quá hiếm gặp. Bởi khí hậu nóng ẩm của nước ta, cộng thêm tâm lý chủ quan thường không kiểm tra kỹ. Gạo nếu bảo quản không tốt, để ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng... thường rất dễ bị mốc. Khi bị mốc, gạo sẽ đổi màu từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 2

Có không ít người cho rằng, vo sạch gạo mốc là có thể ăn bình thường. Xong thực tế, dù bạn có vo kỹ đến đâu cũng không thể diệt hoàn toàn nấm mốc. Bởi mốc còn ăn sâu trong hạt gạo chứ không chỉ trên bề mặt. Nguy hiểm hơn, một trong số các loại nấm mốc đó là Aspergillus flavus có thể tạo ra độc tố aflatoxin, là tác nhân có thể ra một số loại ung thư như ung thư đường ruột, ung thư dạ dày.

Dùng nồi nhôm để nấu cơm

Hiện thì việc dùng nồi nhôm để nấu cơm đã hầu như không còn mấy bởi nồi cơm điện đã thay thế hẳn các loại nồi "cổ xưa". Song vẫn có một số vùng miền hoặc nhỏ lẻ các gia đình vẫn sử dụng phương pháp nấu cơm truyền thống bằng nồi kim loại.

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 3

Một trong số các loại nồi hay được sử dụng là nồi nhôm, đây là vấn đề bởi nhôm dễ bị bong lớp tráng bảo vệ, khiến nhôm ngấm vào cơm khi nấu. Nhôm là kim loại độc với cơ thể, có thể gây ra tác động lên thần kinh, gây ra một số loại bệnh như Alzheimer hay xơ cứng teo cơ ALS.

Vo gạo quá kỹ

Từ xưa, bố mẹ rất hay nhắc là: Vo gạo kỹ vào cho sạch! Song thực tế thì  chính phần nước màu trắng đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Việc vo gạo quá kỹ khiến cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… bị trôi mất.

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 4

Cách thức vo gạo tốt nhất là nên làm nhẹ nhàng, chỉ cần 1 lần để loại bỏ sạn, bẩn và trấu nếu có là được. Thậm chí, phần nước sau khi vo gạo còn có thể dùng để rửa mặt và tưới cây đều rất tốt.

Nấu cơm bằng nước quá lạnh 

Nhiều người hay nghĩ dùng nước lạnh nấu cơm cho tiện. Sai lầm này dẫn đến việc, gạo bị trương lên khi dùng nước lạnh, khiến các chất dinh dưỡng tan vào nước và khiến chất lượng của cơm ảnh hưởng rất nhiều.

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 5

Hãy sử dụng nước nóng để nếu cơm bởi nước nóng sẽ làm lớp màng ngoài của hạt gạo co lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại. Nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp gạo nhanh chín và chín đều hơn, cơm dẻo hơn và giữ được vitamin B1 hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.

Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện

5 sai lầm khi nấu cơm thường gặp phải của người Việt - Ảnh 6

Đây là việc làm phổ biến trong hầu hết mọi gia đình. Thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện thực sự không tốt bởi dễ làm lớp bảo vệ của lòng nồi cơm bị trầy xước, ngoài việc ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì còn nguy hại cho sức khỏe bởi các sản phẩm nồi có chất chống dính hoặc tráng bảo vệ, nếu bị bong ra sẽ tạo thành các chất độc ngấm vào cơm sau khi nấu xong.

Lời khuyên đưa ra là nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó mới trút gạo vào nồi cơm điện để nấu.

 

Bí quyết nấu cơm bằng nồi cơm điện ngon Xuất hiện chị vợ "yêu anh từ dạ dày", nấu cơm cho chồng mang đi làm mỗi ngày nhưng không trùng một món nào Chồng đại gia của Phanh Lee: Ngày làm tổng giám đốc, tối về nấu cơm cho vợ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp