Nội dung chính
Tết đến xuân sang, nhà nhà người người đều nô nức đi sắm Tết. Nào cây cảnh, nào hoa tươi... và không thể thiếu những món ăn ngon như: bánh chưng, canh măng, dưa muối... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý ăn đúng cách để không rước bệnh vào người, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hạt dưa là thực phẩm quen thuộc trong ngày Tết, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, kali và protein nên tốt cho tim mạch và huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay, hạt dưa được bán tràn lan trên thị trường với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng bởi sử dụng màu nhuộm công nghiệp, chất bảo quản... Việc này sẽ khiến các chất độc hại có thể ngấm vào bên trong hạt dưa, nên dù có bỏ vỏ thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài hạt dưa, hạt dẻ cười cũng là một trong số những loại hạt phổ biến. Hạt dẻ cười có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, món ăn này còn được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích bởi hương vị bùi béo, bổ dưỡng. Dù vậy, nếu mua những sản phẩm không có chất lượng, được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu ăn nhiều cũng dễ gây bệnh táo bón do hạt dẻ cười không có nhiều chất xơ.
Mứt Tết không chỉ là món "khai vị", thường được bày trong khay bánh kẹo đầu năm mà còn là nét đẹp văn hóa lâu đời, thể hiện sự sum họp, đoàn viên. Tuy nhiên, món ngon này cũng dễ dàng trở thành mầm mống gây hại đến sức khỏe. Nguyên nhân là do mứt Tết thường quá ngọt, nếu ăn nhiều sẽ dễ gây đầy bụng, khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi và đặc biệt là không thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường, người béo phì... Vì vậy, bạn nên thưởng thức mứt Tết có chừng mực, chỉ nên ăn 2 - 3 miếng chứ không nên ăn quá nhiều.
Nhắc đến Tết thì chẳng thể nào thiếu món bánh chưng. Đây là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích. Dù vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, có cảm giác ậm ạch, khó chịu. Ngoài ra, những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch cũng không nên ăn bánh chưng do có chứa nhiều chất béo.
Nguyên liệu chính cho món ăn này là măng tươi, có chứa hàm lượng cyanide rất cao. Do đó, nếu sử dụng măng tươi không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là bạn phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần cũng như ngâm măng đủ thời gian trước khi chế biến.
Trong dịp Tết Nguyên đán, các món muối chua như: dưa hành, cà pháo, củ kiệu... luôn được yêu thích bởi chúng kích thích cảm giác ngon miệng, giảm ngấy. Tuy nhiên, do được chế biến với rất nhiều muối nên chúng có thể trở thành tác nhân gây bệnh cho bạn như tăng huyết áp, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đột quỵ hay đau tim. Ngoài ra, những món muối chua để quá lâu, đã nổi váng hoặc mốc đen thì tuyệt đối không nên dùng.
Những món ăn sẵn như: thịt xông khói, chân giò ủ muối, lạp xưởng, xúc xích... thường được nhiều người ưu tiên sử dụng trong dịp Tết bởi sự tiện lợi của chúng. Dù vậy, hầu hết các món ăn này đều chứa nhiều muối, chất béo bão hòa nên có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và béo phì. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc nạp những thực phẩm xông khói hoặc thức ăn sẵn này vào cơ thể.
Bình luận