Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Timi Đăng lúc: Thứ bảy, 18/09/2021 21:55 (GMT +7)
Songpyeon là món bánh làm từ bột gạo với màu sắc bắt mắt và được tạo hình nửa vầng trăng. Đây là món bánh biểu tượng trong dịp Tết Trung thu của Hàn Quốc.
Hashtag #Tết Trung thu #Văn hóa ẩm thực #BÁNH TRUNG THU #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Cũng giống như nhiều nước ở châu Á, tại Hàn Quốc lễ Chuseok là một trong hai ngày lễ truyền thống quan trọng nhất cùng với ngày Tết năm mới theo lịch âm. Chuseok rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch và được gọi là Tết Trung thu.  

Ngày xưa, Chuseok là một dịp để cả gia đình sum vầy cùng làm lễ tạ ơn tổ tiên về mùa màng bội thu trong năm. Mặc dù ý nghĩa và mục đích ban đầu của ngày lễ đã không còn được tập trung như trong thời hiện đại, nhưng Chuseok vẫn mang mọi người lại với nhau, và giống như hầu hết các lễ kỷ niệm, những món ăn ngon trong ngày lễ chiếm vị trí trung tâm. Ở Hàn Quốc, Chuseok được tổ chức trong 3 ngày. Vào dịp này, người Hàn Quốc sẽ cùng nhau ăn bánh Songpyeon.

Songpyeon là bánh gì?

Ở khu vực châu Á, các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, bánh Trung thu là một phần quan trọng trong Tết Trung thu. Cũng giống như songpyeon - bánh ngọt hình trăng khuyết không thể thiếu trong lễ Chuseok ở Hàn Quốc vậy. Songpyeon là một loại bánh gạo dài cỡ quả bóng gôn (khoảng 4cn) có hình trăng lưỡi liềm với nhân ngọt ở giữa. Phần nhân thường có các thành phần như hạt vừng rang, mật ong, đậu đỏ, đậu xanh, hạt dẻ và táo.

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 1

Theo truyền thống, songpyeon được các thành viên trong gia đình làm tại nhà và chia sẻ cho bạn bè, người thân và hàng xóm. Bột cơ bản để làm bánh songpyeon là bột gạo tẻ, loại bột làm từ gạo mới nhào với mối và nước nóng. Việc nhào với nước nóng thay vì nước lạnh sẽ tạo ra kết cấu bánh gạo dẻo và mịn hơn nhiều sau khi hấp xong. Bột tạo thành một lớp bọc đáng kể xung quanh nhân và có hình dạng như nửa vầng trăng.

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 2

Nhiều câu chuyện mô tả tại sao songpyeon lại có hình dạng của nửa vầng trăng. Lời giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất là tổ tiên người Hàn Quốc nghĩ rằng trăng khi đạt tới hình tròn rồi thì chỉ có thể khuyết dần đi trong khi nửa vầng trăng sẽ được lấp đầy dần — đây được coi là một dấu hiệu của sự dồi dào và thịnh vượng khi ngày tháng trôi qua.

Songpyeon tự làm theo truyền thống được hấp trên một lớp lá thông non - được hái và làm sạch trước lễ Chuseok - mang lại hương thơm hấp dẫn cho bánh gạo. Lá thông cũng ngăn không cho bánh gạo dính vào nhau trong quá trình hấp cũng như ngăn chúng nhanh bị hỏng nhờ sự hiện diện của một hợp chất hóa học gọi là terpene.

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 3

Vào buổi sáng của lễ Chuseok, người Hàn Quốc chuẩn bị một mâm cỗ công phu như một phần của nghi lễ tổ tiên. Songpyeon sẽ được đặt trên bàn cùng với các loại thực phẩm khác, bao gồm trái cây mới thu hoạch và khoai môn, tượng trưng cho tinh hoa đất trời và và lòng biết ơn đối với vụ thu hoạch trong năm.

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 4

Mặc dù chúng là một món ăn chính trong lễ Chuseok, nhưng tất cả các songpyeon không phải đều được tạo ra như nhau. Hình dạng, kích thước và thành phần của songpyeon khác nhau tùy theo vùng. 

>> Xem thêm: Những thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt

Sự khác biệt của songpyeon ở mỗi vùng

Seoul và tỉnh Gyeonggi

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 5

Songpyeon kiểu Seoul có nhiều màu sắc và nhỏ. Osaek songpyeon hay còn gọi là songpyeon ngũ sắc theo truyền thống được nhuộm bằng các chất tạo màu tự nhiên như quả omija, hạt cây dành dành, ngải cứu và nước ép nho. 

Tỉnh Gangwon

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 6

Khoai tây và hạt sồi là những cây trồng chủ lực ở tỉnh Gangwon, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người dân địa phương ở vùng núi hiểm trở này theo truyền thống làm songpyeon với tinh bột khoai tây và bột hạt sồi. Khi hấp, songpyeon có lớp vỏ màu trong đục. Songpyeon cũng có hình dạng khác biệt, chúng có xu hướng phẳng và có các đường gờ khi dùng ngón tay ấn xuống. 

Tỉnh Chungcheong

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 7

Tỉnh Chungcheong nổi tiếng với món songpyeon bí ngô ngọt ngào, được làm từ những quả bí ngô mùa thu mới thu hoạch. Bí ngô được cắt lát, sấy khô và nghiền thành bột. Bột bí được trộn với bột gạo tẻ và nước nóng để tạo thành bột. Nhân có thể bao gồm hạt dẻ hoặc hạt vừng rang. Bí ngô songpyeon hấp dẫn về mặt thị giác vì chúng được tạo ra để trông giống như những quả bí ngô mini.

Tỉnh Gyeongsang

Songpyeon của tỉnh Gyeongsang có xu hướng lớn và trông mộc mạc, khác xa với những chiếc bánh gạo cầu kỳ được ăn ở Seoul. Bột được làm bằng cách trộn bột gạo tẻ với bột sắn dây có vị ngọt và hơi đắng trong khi nhân bánh thường được làm bằng đậu thận đỏ hoặc đậu đỏ.

Tỉnh Jeolla

Songpyeon, món bánh nửa vầng trăng nhất định phải có trong Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Ảnh 8

Tỉnh Jeolla được biết đến với bánh songpyeon tuyệt đẹp được nhuộm bằng chất tạo màu tự nhiên như quả omija, hạt cây dành dành, ngải cứu hoặc nước ép trái cây. Mỗi tác phẩm đều được làm công phu bằng tay hoặc ép vào khuôn để giống như những bông hoa, chiếc lá hay các loại quả.

Đảo Jeju

Ở đảo Jeju, nguyên liệu truyền thống để làm nhân bánh songpyeon là đậu Hà Lan. Hình dạng của songpyeon theo phong cách Jeju sẽ giống như chiếc bánh dày nhỏ của Việt Nam, hình tròn dẹt và có thể lõm xuống ở giữa. Người ta thường rán songpyeon trong dầu sau khi hấp chín.

Bánh Trung thu đã thay đổi như thế nào trong thế kỷ 21? Cách làm bánh Trung thu Đài Loan thơm ngon lạ miệng cho mùa Trung thu Ăn bánh Trung thu, uống trà - cặp đôi hoàn hảo của mùa Đoàn viên
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp