7 thói quen sống lành mạnh cần phải dạy con

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ sáu, 05/02/2021 18:10 (GMT +7)
Không được bỏ bữa sáng, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, đón nhận mọi cảm xúc... là những thói quen cần phải hình thành cho trẻ từ nhỏ.
Hashtag #Phong cách sống #NEWS #Nóng trên MXH

Không bỏ bữa sáng

Một bữa sáng đủ chất sẽ cung cấp năng lượng cần có cho trẻ để bắt đầu một ngày mới, đó là một trong những lý do tại sao bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chưa kể bữa sáng còn dạy trẻ tuân thủ thời gian ăn uống và xây dựng một thói quen tốt, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh tật. 

Một bữa sáng đủ chất sẽ cung cấp năng lượng cần có cho trẻ để bắt đầu một ngày mới.
Một bữa sáng đủ chất sẽ cung cấp năng lượng cần có cho trẻ để bắt đầu một ngày mới.

Ngủ đủ 8 tiếng/ngày

Việc ngủ ít hoặc ngủ không sâu giấc sẽ ngăn cản giải phóng các hoóc môn tăng trưởng, ảnh hưởng đến phát triển của xương, các tế bào và mô, khiến chiều cao không phát triển được tối đa. Đồng thời, thói quen ngủ muộn còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, khiến trẻ hay quên, thiếu tập trung. Vì thế hãy hình thành và rèn luyện thói quen ngủ đúng và đủ giấc cho trẻ, tốt nhất là trên 8 tiếng mỗi ngày.

Hãy hình thành và rèn luyện thói quen ngủ đúng và đủ giấc cho trẻ, tốt nhất là trên 8 tiếng mỗi ngày.
Hãy hình thành và rèn luyện thói quen ngủ đúng và đủ giấc cho trẻ, tốt nhất là trên 8 tiếng mỗi ngày.

Thể thao

Phát triển thể chất cho con trẻ ngay khi còn nhỏ không những cải thiện được điểm số học tập mà còn nâng cao đời sống tâm hồn. Bởi khi tập thể dục, hoóc môn endorphins được giải phóng khiến người ta cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, chống lại căng thẳng học tập và cảm xúc tiêu cực. Hãy dạy trẻ chơi một môn thể thao để chúng học cách đối phó với những thăng trầm trong cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ và từ đó giúp nâng cao các kỹ năng xã hội.

Hoóc môn endorphins được giải phóng khiến người ta cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, chống lại căng thẳng học tập và cảm xúc tiêu cực.
Hoóc môn endorphins được giải phóng khiến người ta cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, chống lại căng thẳng học tập và cảm xúc tiêu cực.

Gia đình là trên hết

Hãy làm bạn với con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng và khiến con bạn thoải mái tâm sự mọi vấn đề gặp phải. Điển hình như trong một bữa ăn gia đình, khi cả nhà cùng thưởng thức món ăn ngon, hãy trò chuyện với con về một ngày đã trải qua, về các vấn đề xung quanh... Cha mẹ cũng nên quan tâm đến sở thích của con cái ngay cả khi bản thân không mấy hứng thú, đặc biệt hãy bắt kịp những xu hướng phát triển của trẻ, nhất là khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì.

Hãy làm bạn với con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng và khiến con bạn thoải mái tâm sự mọi vấn đề gặp phải.
Hãy làm bạn với con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng và khiến con bạn thoải mái tâm sự mọi vấn đề gặp phải.

Thói quen đọc sách

Cha mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ đọc 10 phút trước khi ngủ, hãy cho trẻ đọc những gì con thích. Rèn luyện thói quen đọc sẽ mang lại lợi ích lâu dài vì sách giúp trẻ xây dựng vốn từ, bổ sung kiến thức, tạo nên một tư duy sâu rộng, hệ thống. Trên hết, một đứa trẻ đọc nhiều sách cũng sẽ có tâm hồn đẹp.

Cha mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ đọc 10 phút trước khi ngủ.
Cha mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ đọc 10 phút trước khi ngủ.

Vệ sinh là chìa khóa của khỏe mạnh

Việc giữ gìn vệ sinh từ khi còn nhỏ cũng là một điều quan trọng cha mẹ nên tạo thói quen cho con trẻ. Những thói quen đơn giản như đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn... sẽ giúp con ngăn ngừa bệnh tật về lâu dài. Chưa kể những thói quen trên sẽ giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh, làn da đẹp và sức khỏe đường ruột tốt.

Những thói quen giữ vệ sinh giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh, làn da đẹp và sức khỏe đường ruột tốt.
Những thói quen giữ vệ sinh giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh, làn da đẹp và sức khỏe đường ruột tốt.

Không tiêu cực

Việc kìm nén cảm xúc là điều không khuyến khích ở một đứa trẻ. Ngược lại, hãy dạy con biết đón nhận mọi loại cảm xúc, cho phép con giải phóng những cảm xúc như tức giận, buồn bã một cách lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Điều quan trọng là cha mẹ hướng dẫn con cách xử lý cơn tức giận, nỗi buồn như thế nào, có thể tập cho trẻ các thói quen lành mạnh như viết nhật ký, ngồi thiền. Những việc này có thể giúp con rèn luyện sự tĩnh tại, cũng như phát triển khả năng phán đoán.

Việc kìm nén cảm xúc là điều không khuyến khích ở một đứa trẻ.
Việc kìm nén cảm xúc là điều không khuyến khích ở một đứa trẻ.
Phương Thanh cay đắng thừa nhận từ âm nhạc, con cái đến tình cảm đều "không rõ ràng"
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp