Người lao động nào được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH?

Alice Pham Đăng lúc: Chủ nhật, 21/08/2022 14:41 (GMT +7)
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ trả thêm cho người lao động một khoản tiền tương ứng thay vì đóng BHXH.
Hashtag #Quy định pháp luật #NEWS

Ai được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc đối tượng tham gia.

Tuy nhiên, nếu người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp, người sử dụng lao động thanh toán thêm một khoản tiền tương ứng với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Nếu người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp, người sử dụng lao động thanh toán thêm một khoản tiền tương ứng với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Nếu người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp, người sử dụng lao động thanh toán thêm một khoản tiền tương ứng với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, những đối tượng lao động sau đây sẽ được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH, căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017:

  • Người giúp việc gia đình.
  • Người lao động đang làm việc nhưng hưởng lương hưu hàng tháng 
  • Người lao động đang làm việc nhưng hưởng trợ cấp hàng tháng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP 
  • Người lao động nhận trợ cấp mất khả năng lao động hàng tháng
  • Người lao động nhận trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010  
  • Người lao động là Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang nhận chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg,Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Người giúp việc gia đình có quyền được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH
Người giúp việc gia đình có quyền được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH

Đặc biệt, nếu không thuộc các trường hợp trên mà thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm, thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Cụ thể:

  • Người lao động sẽ bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng (theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
  • Người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 12% - 15% trên tổng mức bảo hiểm phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Cách tính số tiền được nhận thay cho việc đóng BHXH  

Số tiền người lao động được nhận thay cho việc đóng BHXH sẽ tính bằng số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp đó phải đóng.

Cụ thể, nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc để doanh nghiệp đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được nhận tiền số tiền như sau:

Số tiền thay cho đóng = 21,5% hoặc 21,3% * Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Cách tính số tiền được nhận thay cho việc đóng BHXH  
Cách tính số tiền được nhận thay cho việc đóng BHXH  

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được xác định theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, gồm:

  • Mức lương theo công việc/chức danh.
  • Các khoản phụ cấp lương bù đắp về điều kiện làm việc, mức độ phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được xem xét đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ.
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể và được thanh toán định kỳ trong mỗi kỳ trả lương.
Thời gian đóng BHXH có thể giảm xuống còn 10 năm Không rút BHXH 1 lần, người dân sẽ được tăng nhiều quyền lợi Người lao động sẽ mất hàng trăm triệu đồng nếu rút BHXH 1 lần 3 trợ cấp, quyền lợi sau khi nghỉ việc người lao động phải có sổ BHXH mới được hưởng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp