Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, không chỉ món ăn mà đến các gia vị, gia giảm cũng đa dạng. Ngay như với mắm, dải đất chữ S cũng có vô số loại mắm độc đáo. Chính những loại mắm đặc sản này góp phần làm nên những món ăn đặc sắc và làm nên bản đồ ẩm thực Việt màu sắc như ngày này.
Hãy cùng khám phá 10 loại mắm đặc sản hấp dẫn của Việt Nam và xem chúng được ứng dụng thế nào nhé!
1. Mắm tôm Mắm tôm là một loại nước chấm mang đậm mùi vị đặc trưng của người miền Bắc. Nguyên liệu để làm loại mắm này đó chính là tôm (hoặc moi) ủ cùng muối. Mắm tôm có màu tím thẫm vô cùng đẹp mắt, cùng với mùi hương hơi nồng nhưng khi kết hợp với món ăn thì lại rất ngon. 2. Mắm nêm Nếu như được đặt chân đến miền Trung thì nhất định bạn phải thử loại mắm này. Để chế biến được ra loại mắm nêm, người sẽ ướp cá cùng với muối, ủ trong vòng 3 tháng rồi mới bỏ ra để ăn. Khi ăn, mắm cần phải nêm thêm chút tỏi, chanh, ớt băm nhuyễn để tăng thêm hương vị và giúp món ăn trở nên đặc sắc hơn. 3. Mắm ruốc Mắm ruốc là một dạng mắm được chế biến từ con ruốc (tép biển, tép moi). Mùi vị và màu sắc của loại mắm này thoạt nhìn sẽ thấy khá giống với mắm tôm. Tuy nhiên, mắm ruốc sẽ không có mùi quá nồng như mắm tôm và thường được sử dụng để làm gia vị khi nấu những món canh hoặc pha chế thêm với những nguyên liệu khác để làm mắm chấm. 4. Mắm thái Mắm thái được chế biến bởi 2 nguyên liệu chính gồm cá lóc cùng với đu đủ xanh. Loại mắm này có mùi hương nhè nhẹ, kết hợp cùng với độ giòn giòn đưa miệng của đu đủ xanh, giúp món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn rất nhiều. 5. Mắm cá miền Tây Các món mắm cá ở miền Tây thực ra rất đa dạng. Điển hình nhất thì có thể kể tên các loại mắm như mắm thái cá lóc, mắm cá chốt, mắm cá rô đồng, mắm cá linh,... Các loại mắm miền Tây thường sẽ được thưởng thức cùng với bún cá, bún mắm, bún kèn,... 6. Mắm cáy Đối với người Bắc thì mắm cáy không còn quá xa lạ. Đây là một loại mắm được chế biến từ con cáy sống ở vùng duyên hải. Mắm sau khi được chế biến và ủ trong cả tháng rồi qua phơi nắng, phơi sương mới ra thành phẩm. Mắm cay sẽ có màu xanh nâu, hương vị dịu nhẹ không quá gắt và nồng. 7. Mắm còng Mắm còng là một loại mắm đặc trưng của Long An, Bến Tre, Tiền Giang. Con còng sau khi được bắt về sẽ đem làm sạch, phơi nắng rồi ủ cùng với các gia vị khác chừng 45 ngày. Mắm còng thường được dùng chung với cơm, ăn cùng với rau sống, chấm cùng với thịt luộc,... đều rất ngon miệng và hấp dẫn. 8. Mắm nhum Nguyên liệu chính để làm nên món mắm này chính là con nhum (nhím biển). Mắm có sắc đỏ vô cùng đặc trưng, hương vị béo bùi, mằn mụn từ nhím biển chắc chắn sẽ khiến cho người thưởng thức phải gật gù khen ngợi. Chính vì vậy, nếu có cơ hội tới Bình Định, bạn nhất định không nên bỏ qua cơ hội để thưởng thức món mắm này nhé. 9. Mắm rươi Nếu như có dịp đến với Trà Vinh thì nhất định phải đừng bỏ lỡ cơ hội để nếm thử mắm rươi. Mắm có màu vàng óng từ mật ong, mùi thơm đặc trưng từ rươi cùng các loại nguyên liệu đi kèm khác. Mắm thường được dùng để chấm cùng rau xanh, thịt luộc hoặc có nguyên liệu có mùi cay nồng như cải cúc, hành hoa, húng,... 10. Mắm ba khía Đây là loại mắm đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, được chế biến từ con ba khía (thuộc họ cua). Sau khi bắt về, người ta sẽ làm sạch, ngâm vào trong lu có chứa muối rồi lấy lá dừa nước để phủ lên trên. Mắm ba khía nếu như làm “tới” thì có thể để đến cả năm cũng không sợ bị hỏng. Bạn có thể thưởng thức món mắm này nếu như có dịp được đặt chân đến Cà Mau. Trên đây là 10 loại mắm đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến cũng sẽ biết ngay là đặc sản của Việt Nam. Đến với mỗi vùng miền, bạn sẽ được nếm thử những loại mắm khác nhau. Chắc chắn bạn đừng nên bỏ lỡ nhé!