Cha đẻ của chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn từng đoạt giải Nobel 2016
- VV
- Đăng lúc: Thứ tư, 16/09/2020 23:42 (GMT +7)
Chủ nhân giải Nobel 2016 đã phát hiện ra nguyên tắc ăn uống giúp con người trẻ lâu và khỏe mạnh, đó chính là nhịn ăn.
Nhịn ăn gián đoạn - chế độ ăn kiêng đang được nhiều người áp dụng hiện nay - là một nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi, người từng đoạt giải Nobel 2016.
Theo nghiên cứu của ông Yoshinori Ohsumi, các tế bào sẽ tự "ăn lại" những thức ăn đã qua một lần tiêu hóa khi cơ thể dừng nạp thức ăn mới. Quá trình đó được gọi là "autophagy". Autophagy sẽ loại bỏ các tế bào thừa sinh ra mỡ và nếp nhăn. Đó chính là lý do cho sự ra đời của hế độ ăn kiêng ngắt quãng có khoa học, hay còn gọi là nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting).
Các phương pháp ăn kiêng phổ biến trên thế giới thường đặt ra chế độ ăn ngày nhiều bữa nhỏ với lượng ăn ít nhưng tần suất dày, cách nhau từ 2-3 tiếng. Tuy nhiên nghiên cứu của ông Yoshinori Ohsumi cho thấy những người ăn trong quãng 8h-20h kém khỏe mạnh hơn người ăn từ 8h-14h. Khi các bữa ăn trong ngày được kéo gần lại trong một khoảng thời gian ngắn thay vì chia đều ra trong cả ba khung giờ sáng - trưa - tối, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc béo phì sẽ thấp hơn.
Nghiên cứu cũng chứng minh, vào buổi tối, melatonin được sản xuất, cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ và làm chậm các quá trình bên trong bao gồm cả tiêu hóa. Do đó, nếu ăn sau khi mặt trời lặn, đồng hồ sinh học sẽ mất nhịp điệu.
Để xây dựng đồng hồ sinh học đúng, hãy thức dậy lúc 6h hay 7h rồi ăn sáng sau 30-60 phút. Việc bỏ bữa tối trong lịch trình này sẽ giúp bạn giảm cân nhanh. Thời gian đầu, do thay đổi lịch sinh hoạt, bạn có thể cảm thấy bị đói vào buổi tối nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi sau 1 thời gian áp dụng. Sự thật là, càng ăn tối nhiều thì càng mau đói.
Chế độ nhịn ăn gián đoạn này hiện khá được ưa chuộng trên toàn cầu, song những người nghi ngờ về tính khoa học của nó không hề biết rằng, cha đẻ của nó lại là một chủ nhân giải Nobel.