Crypto là gì? Cryptocurrency là gì?
- Alice Pham
- Đăng lúc: Thứ năm, 09/12/2021 17:32 (GMT +7)
Đầu tư vào Crypto vốn có thể mang lại lợi nhuận rất lớn, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu bạn không có nhiều kỹ năng, kiến thức về nó.
Nội dung chính
1. Crypto là gì? Cryptocurrency là gì? Lịch sử ra đời của Crypto
Crypto (hay còn gọi là Cryptocurrency) được biết đến là một loại tiền mã hóa, được sử dụng thông qua các dữ liệu giao dịch Blockchain (giao dịch điện tử). Hiểu nôm na thì Crypto tương tự như các đơn vị USD ($), EUR (€) hay VND (₫)…nhưng khác ở chỗ nó chỉ mang tính kỹ thuật số, tức hoạt động hoàn toàn trên Internet.
Crypto còn có thể được gọi bằng những cái tên phổ biến khác như tiền điện tử, coin, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số... Chúng tồn tại dưới dạng điện tử, lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm, ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại, thông qua các loại ví kỹ thuật số chuyên dụng.
Tiền điện tử ra đời gắn liền với thời kỳ bùng nổ công nghệ vào khoảng thập niên 90. Thời điểm ấy đã có một số loại tiền mã hóa ra đời trước Crypto như Flooz, Beenz, DigiCash… Tuy nhiên chúng nhanh chóng suy tàn vì có những lổ hổng lớn như bảo mật kém, gian lận, vấn đề tài chính, mâu thuẫn nội bộ. Đến năm 2009, một nhóm lập trình có tên Satoshi Nakamoto đã ra mắt đồng Bitcoin (BTC) - cũng chính là đồng Crypto đầu tiên trên thế giới.
2. Crypto có phải là tiền ảo?
Nhiều người thường định nghĩa Crypto là tiền ảo. Tuy nhiên, cụm từ này không hoàn toàn chính xác. Bởi tiền ảo thì có giá trị không thực (như tiền nạp vào game). Còn Crypto là một loại tài sản kỹ thuật số, có giá trị rất thực, có thể quy đổi nó ra thành tài sản hoặc dùng để trao đổi, mua - bán... Điều này có nghĩa, bạn sẽ không cầm nắm hay mang theo bên người như tiền thông thường, mà có thể trao đổi loại tiền này một cách dễ dàng thông qua Internet.
Để thực hiện các giao dịch tài chính một cách thuận lợi, tiền mã hóa sẽ phải sử dụng mật mã bảo mật. Từ đó, người dùng sẽ kiểm soát được việc xác minh chuyển giao tài khoản một cách dễ dàng. Vì được áp dụng những thuật toán mật mã nên giá trị của Crypto rất khó để giả mạo hoặc gian lận. Mặt khác, Crypto hoạt động như tiền mã hóa mang tính phi tập trung, do đó nó không chịu quản lý từ chính phủ hay các tổ chức ngân hàng nào.
3. Ưu và nhược điểm của Crypto?
Sở dĩ Crypto được xem là phiên bản mã hóa của tiền giấy bởi nó có những ưu điểm sau:
- Giao dịch trên máy tính nhanh chóng, tiết kiệm và đa dạng
- Hấp dẫn, làm tăng giá trị do chênh lệch cung - cầu do có nguồn cung hạn chế
- Giao dịch trực tiếp từ tài khoản của người này sang người khác mà không có sự giám sát của bên thứ 3
- Có tính bảo mật cao nhờ vào tính chất ẩn danh
- Các giao dịch hoàn toàn được ghi lại minh bạch và công khai
- Tiền điện tử có thể gửi đi khắp nơi trên thế giới mà không bị giới hạn bởi từng khu vực.
- Tiền điện tử không thể làm giả như tiền giấy
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Crypto vẫn tồn tại những nhược điểm sau:
- Chưa được chấp nhận rộng rãi
- Mức độ biến động cao vô tình tạo rủi ro cho nhà đầu tư
- Khó sử dụng với những người không am hiểu công nghệ
- Có thể trở thành công cụ cho các tổ chức tội phạm thực hiện rửa tiền, giao dịch bất hợp pháp
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác hiện nay, pháp luật vẫn chưa công nhận tiền ảo là một loại tiền hay là một phương thức thanh toán. Nói cách khác, dù việc mua bán trao đổi, lưu trữ tiền ảo không bị cấm nhưng các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số đều không được pháp luật công nhận. Chính vì thế, dù có xảy ra các tranh chấp, rủi ro liên quan đến tiền thì sẽ không được luật pháp nước đó bảo hộ.
4. Thị trường Cryptocurrency là gì?
Thị trường Cryptocurrency được hiểu là môi trường để thực hiện các giao dịch tiền điện tử. Sau khi khai thác thành công, một nhóm "thợ đào" sẽ tìm cách tung lượng coin mà họ sở hữu ra thị trường. Đối với những nhà đầu tư không có điều kiện trực tiếp tham gia khai thác, họ sẽ giao dịch chúng trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
Thị trường Cryptocurrency đang có sự phát triển cực kỳ nóng trong vài năm qua. Theo thống kê từ trang web xếp hạng Coinmarketcap, số lượng sàn giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch tiền mã hóa đã lên tới gần 400. Nổi bật trong số đó là các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như Binance, Huobi, Coinbase, Bittrex… Các sàn giao dịch này có khối lượng giao dịch hàng ngày rất lớn, tính thanh khoản cao và đa dạng hóa các loại tiền điện tử được niêm yết. Polkadot là một giao thức blockchain 3.0 thế hệ tiếp theo giúp kết nối nhiều blockchain chuyên biệt thành một mạng thống nhất, cho phép chúng hoạt động liền mạch với nhau trên quy mô lớn. Xem thêm ví lưu trữ polkadot substrate.
Mặt khác, một số sàn giao dịch ngoại hối (Forex) cũng hỗ trợ giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, số lượng tiền điện tử được liệt kê trên các sàn giao dịch này không đa dạng như các sàn giao dịch tiền điện tử chuyên nghiệp. Chưa kể chi phí giao dịch cũng cao hơn ít nhiều.
Tính đến hiện tại, Bitcoin và Ethereum là hai đồng tiền điện tử có giá trị và tổng vốn hóa lớn nhất thị trường. Đáng chú ý trong giai đoạn đầu năm 2021, 2 đồng tiền này liên tiếp thiết lập kỷ lục mới về giá. Trong khi Bitcoin từng có thời điểm cần áp sát mức 65 nghìn USD, thì Ethereum cũng lần đầu tiên trong lịch sử chạm nóc giá 4 nghìn USD.
Với mức tăng kỷ lục trên, các nhà đầu tư đã có cơ hội thu về lợi nhuận cực khủng nếu thu mua vào lúc thời điểm giá của 2 đồng tiền này chỉ vài trăm hay vài ngàn USD. Do đó, dù vẫn còn tiềm ẩn ít nhiều rủi ro nhưng Crypto có thể nói đang nổi lên như một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn với những nhà đầu tư thích mạo hiểm.
5. Có những loại Crypto nào?
Bitcoin (BTC) chính là tiền đề của tiền điện tử. Tuy nhiên, thực tế thì Bitcoin không phải là duy nhất và hiện có hàng ngàn loại tiền mã hóa đang tồn tại trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có hơn 3000 loại tiền điện tử có tên coinmarketcap, chưa kể đến các loại tiền chưa được cập nhật lên hệ thống.
Xét về cơ bản, Crypto đang được chia làm 2 loại là: Coin và token. Trong đó:
- Coin: Một loại tiền tệ được phát triển trên nền tảng blockchain hoàn toàn độc lập. Nó có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh toán, tài chính, ứng dụng, bảo mật... Có 2 loại coin phổ biến là Bitcoin và Altcoin. Bitcoin có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn nhất, đứng đầu trong số các loại tiền điện tử. Altcoin là các loại coin khác ngoài Bitcoin đơn cử như Ethereum (ETH), Tether (USDT), Litecoin (LTC)…
- Token: Là loại tiền được phát hành bởi những dự án được xây dựng từ một Blockchain cụ thể. Nó hoạt động trên nền tảng Blockchain của coin nhất định. Hầu hết các token sử dụng Blockchain của Ethereum, số khác phát triển trên nền tảng của bitcoin, solana, avalanche,...
6. Làm thế nào để sở hữu Crypto
Hiện tại có 2 cách để mọi người sở hữu tiền điện tử, một là tham gia đào và hai là mua bán trên thị trường tiền điện tử.
Đào coin
Đây là cách cơ bản nhất để bạn có thể sở hữu một loại tiền điện tử nào đó. Tuy nhiên, không phải dự án tiền điện tử nào cũng có thể đào như Bitcoin hay Ethereum. Một số dự án sẽ khai thác toàn bộ coin trước. Sau đó phát hành theo từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, số lượng các dự án này không lớn.
Để tham gia đào coin, bạn cần sở hữu dàn máy tính có cấu hình mạnh, hệ thống Internet tốc độ cao và điểm bố trí các thiết bị này. Tóm lại, việc đào coin đòi hỏi phải thực sự am hiểu về kỹ thuật máy tính và mạng lưới tiền điện tử tham gia. Nếu bạn không có đủ tiềm năng để theo đuổi hình thức này, bạn chỉ nên mua bản coin trên thị trưởng tiền điện tử.
Mua bán trên thị trường tiền điện tử
Trong thị trường tiền điện tử, việc sở hữu tiền điện tử thông qua cơn đau đơn giản hơn nhiều so với việc đào coin. Với một lượng tiền pháp định vừa đủ, bạn có thể dễ dàng mua bán tiền xu để sử dụng hoặc đầu tư.
7. Có nên đầu tư Crypto không?
Đầu tư vào Crypto vốn có thể mang lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, giá trị của tiền điện tử phụ thuộc vào quy luật cung - cầu, nghĩa là giá trị của đồng tiền sẽ tăng khi nhu cầu tăng, giảm khi nhu cầu giảm. Nếu không cẩn trọng, nhà đầu tư có thể phải "trả giá" vô cùng lớn.
Chính vì thế với những ai đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử thì cần dành thời gian tìm hiểu thật rõ các loại tiền điện tử và trau dồi kỹ năng trước khi đầu tư để tránh bị rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".