Nội dung chính
Trong tiếng Anh, drama được hiểu với nghĩa là "kịch", "tuồng". Cụ thể, drama dùng để chỉ những vở kịch, phim chính kịch hoặc đơn giản là những câu chuyện có cốt truyện khá dài, có nhiều yếu tố phức tạp và gay cấn.
Drama hiểu theo nghĩa liên quan đến phim ảnh rất đa dạng về nội dung. Drama có thể là hành động, tâm lý, hài hoặc có thể là sự kết hợp của cả ba yếu tố đã nêu.
>>> Xem thêm: Trend “Chào anh em là con gái miền Tây…” bất ngờ sốt mạng xã hội Mỹ
Thuật ngữ drama xuất hiện từ sớm, vốn bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Ở thời điểm đó, drama được hiểu với nghĩa là "hành động". Cụ thể, drama xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Poetics (Nghệ thuật thi ca) của nhà hiền triết Aristoteles vào thế kỉ IV TCN. Vị tác gia này giải thích drama chính là kịch, dễ hiểu hơn là một tác phẩm thơ mộng nhưng ở trong đó vẫn có tính "hành động".
Drama cũng là một thuật ngữ được sử dụng trong anime và manga (những thể loại nổi tiếng của Nhật Bản). Những truyện này tập trung vào những yếu tố bi kịch, tình cảm, tâm lý...
Thời gian gần đây, giới trẻ Việt Nam sử dụng khá nhiều từ từ này khiến nó trở thành một tiếng lóng trên mạng xã hội. Drama trong cách hiểu của giới trẻ dùng để chỉ những tình huống trớ trêu, bất ngờ đan xen những yếu tố hài hước. Ngoài ra drama cũng được dùng để ám chỉ những vụ ồn ào, cãi vã, những câu chuyện mang tính phơi bày, bêu xấu... trong đời sống và trên không gian mạng xã hội. Những tình tiết ly kì, gay cấn, những câu chuyện đó thu hút sự chú ý, theo dõi của cộng đồng và được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Hít drama còn có cách gọi khác là hít hà drama, được hiểu là sự bàn tán, bàn luận những câu chuyện, những chủ đề ồn ào, cãi vã, bêu xấu...
Tạo drama được hiểu là tạo ra những câu chuyện cãi vã, lùm xùm, bêu xấu... để thu hút sự chú ý của cộng đồng, để mọi người tham gia bàn luận, đưa ra quan điểm của mình.
Từ nghĩa gốc liên quan đến "tuồng", "kịch", ngày nay từ drama đã được mở rộng với đa dạng cách sử dụng khác nhau.
Web Drama là dạng phim dài tập được đầu tư chỉn chu từ cốt truyện, âm thanh, hình ảnh... giống như các bộ phim truyền hình. Tuy nhiên, khác với phim truyền hình công chiếu trên màn ảnh nhỏ thì wed drama phát sóng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội khi có được thỏa thuận với các cơ quan có liên quan. Với web drama, nhà sản xuất phim có thể thu về lợi nhận dựa vào lượt người xem và quảng cáo.
Drama Queen được hiểu đơn giản là nữ hoàng phim truyền hình, Drama King là ông hoàng phim truyền hình. Những cụm từ này được sử dụng với nghĩa ban đầu dùng để chỉ những diễn viên thể hiện xuất sắc trong thể loại phim drama.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Drama Queen và Drama King thường được sử dụng với một nghĩa khác hơn. Chúng được dùng để chỉ những người có tính cách "bất thường, hỗn loạn", cư xử thái quá với những vấn đề nhỏ, biến mọi thứ trở nên bi kịch hơn so với thực tế.
Cụm từ cẩu huyết cũng là một tiếng lóng trên mạng xã hội, được dùng để chỉ những điều phi lý nhưng vẫn thường diễn ra trong cuộc sống khiến người khác bực bội....
Drama cẩu huyết được dùng để nói về những câu chuyện bi kịch lặp đi lặp lại khiến người xem có cảm giác nhàm chán, vô lý, không muốn tiếp tục theo dõi nữa.
Bình luận