Đề thi Đại học môn Văn của Trung Quốc lên No1 tìm kiếm
- Tuệ Minh
- Đăng lúc: Thứ tư, 08/06/2022 17:40 (GMT +7)
Không chỉ 12 triệu sĩ tử xứ Trung mà netizen Việt cũng phải bó tay trước đề thi Đại học môn Văn này.
Ngày 7/6, gần 12 triệu học sinh Trung Quốc đã bước vào kỳ thi Cao khảo (Đại học) - một trong những kỳ thi khốc liệt nhất của giới trẻ Trung Quốc. Hầu hết các mùa thi, đề thi đại học môn Ngữ Văn đều được mọi người quan tâm. Và năm nay tất cả mọi người đều đổ xô tìm kiếm đề thi sau khi nghe các sĩ tử phàn nàn rằng đề Ngữ Văn quá khó.
Năm nay, Trung Quốc có 7 đề thi Văn chính gồm đề thi toàn quốc khu vực A và B, đề thi toàn quốc khu vực I và II, đề thi của Bắc Kinh, Thiên Tân, Chiết Giang. Trong số 7 đề Văn này, đề thi toàn quốc khu vực A lấy tư liệu trong bộ tiểu thuyết kinh điển Hồng Lâu Mộng được các thí sinh đánh giá là đề có độ khó cao nhất. Hiện từ khóa “Đề thi toàn quốc A rất khó” cũng đang nằm ở vị trí số 2 trên bảng Hot search.
Cụ thể đề Ngữ Văn liên quan đến tác phẩm Hồng Lâu Mộng được trang Cbiz chuyển động 360 dịch lại như sau:
Zhang Sheng, một giáo sư tại Trường Nhân văn thuộc Đại học Đồng Tế đã thẳng thắn nói với các nhà báo rằng: "Bộ câu hỏi bài luận kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay khá khó. Đặc biệt là câu hỏi liên quan đến tác phẩm Hồng Lâu Mộng, nó thực sự rất khó. Đây là câu hỏi liên quan đến thẩm mỹ Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc, không những vậy để làm được thì các thí sinh cũng phải vận dụng tư duy so sánh cao "
Sau khi đề bài được đăng tải lên các trang MXH Việt Nam ngay lập tức đã trở thành chủ đề bàn luận. Bên cạnh những lời khen cho cách ra đề mở, khéo léo lồng ghép những giá trị văn học cổ đại vào đời sống thực tiễn thì cũng có rất nhiều người cho rằng đề thi này quá khó hiểu
Một số bình luận của netizen Việt Nam:
- "Năm nào đọc đề Trung Quốc cũng phải khen một cái, đỉnh thiệt chứ"
- "Đọc xong mà như kiểu chưa đọc gì, chả hiểu gì hết, mình đúng là không phải dạng thư sinh nho nhã"
- "Chỉ 2 chữ thui" kinh khủng", vậy em mới thấy ngày em thi đại học viết văn về Chiếc thuyền ngoài xa còn quá dễ"
- "Chương trình giáo dục, giáo án của 2 nước khác nhau nên bên đó ra đề thì bên mình phần lớn khó hiểu cũng phải, thật ra đọc mấy đề bên đó thấy cũng hay, vì vừa đọc vừa xem bàn luận cách giải đề còn giúp bản thân hiểu thêm 1 chút".
(Theo: Chinabyte.com)