Dù có bận đến đâu, bạn vẫn phải chần sơ 5 loại rau này trước khi xào rau
- Hà My
- Đăng lúc: Thứ tư, 20/04/2022 23:48 (GMT +7)
Nhiều người cứ nghĩ xào rau là trước đó chỉ cần rửa sạch sẽ là xong. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đúng khi bạn chế biến với 5 loại rau được kể tên dưới đây.
Rau là một thực phẩm tươi ngon, chế biến thành rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác nhau, giúp bữa cơm của cả gia đình trở nên bắt mắt và kích thích vị giác hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, rau xanh còn cực có ích trong việc mang lại những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Một trong nhiều những phương pháp chế biến rau được các chị em nội trợ áp dụng đó là xào.
Rau khi xào sẽ có độ thơm, giòn, đậm đà và rất đưa cơm. Tuy nhiên, có nhiều người có thói quen chỉ rửa sạch mỗi rau là đem lên bếp để xào luôn. Cách làm này đúng nhưng lại không thể áp dụng được với tất cả các loại rau xanh bởi thực tế có một vài loại rau mà người làm bếp cần phải chần sơ, rồi đem đi xào thì mới có thể loại bỏ được hết những độc tố sẵn có ở trong rau.
Trong bài viết này, 2Đẹp sẽ chỉ ra cho bạn 5 loại rau mà nhất định bạn không nên đem xào ngay mà phải chần trước trong quá trình chế biến!
1. Măng
Dù măng không chỉ mọc vào mùa xuân, nhưng những loại măng mọc trong mùa xuân lại được đánh giá là “báu vật của những loại rau”. Măng tươi giòn, có màu trắng, khi ăn sẽ bùi bùi và có nhiều nước, khoáng chất, vitamin, chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và loại bỏ cả dầu mỡ thừa trong cơ thể.
Tuy nhiên, trong măng lại có chứa rất nhiều axit oxalic không hòa tan. Đây là chất không chỉ gây ra vị chát mà còn có thể gây tê, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thụ canxi của người ăn. Chính vì thế, măng chính là loại rau đầu tiên mà các bạn cần phải chần qua trước khi đem chế biến.
Bên cạnh đó, măng tươi còn chứa một hàm lượng cyanide cực cao. Nếu trong quá trình chế biến, bạn không chần qua mà đã vội đem xào, khiến cho độc tố này có cơ hội đi qua đường tiêu hoá, biến thành axit cyanhydric gây hại đến cơ thế đấy nhé.
Thậm chí nếu cẩn thận hơn, bạn nên luộc măng 1 hoặc 2 lần nước để khử bớt độc tố trong măng.
2. Súp lơ xanh
Súp lơ tươi tốt nhất là vào mùa xuân, ăn rất ngon, giòn, thanh mát và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin (đặc biệt là vitamin C). Thưởng thức súp lơ có thể giúp bạn cải thiện được khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm cúm của cơ thế.
Dù nhìn rất sạch sẽ, thực ra bên trong súp lơ có rất nhiều bụi bẩn và bọ. Chính vì vậy, trước khi xào, bạn cần phải chần sơ qua súp lơ để có thể loại bỏ được hết tạp chất này. Tuy nhiên, trước đó bạn cũng cần phải ngâm kĩ súp lơ cùng với nước muối và bột mì để loại bớt bụi bẩn, tạp chất và cả trứng công trùng ở bên trong đi nữa nhé.
3. Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn có tên gọi khác là rau chân vịt. Đây là một loại rau vô cùng phổ biến và được sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau. Trong rau cải bó xôi có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể người thưởng thức, đặc biệt là với trẻ nhỏ và mẹ bầu. Đặc biệt, việc thưởng thức nhiều cải bó xôi trong mùa xuân còn giúp bạn tăng sức đề kháng và giảm tình trạng khô da nữa đấy.
Tuy nhiên, cải bó xôi lại chứa một lượng axit oxalic lớn, việc cơ thể chúng ta hấp thụ quá nhiều axit oxalic sẽ tạo ra các chất kết tủa không có lợi cho sức khỏe như canxi oxalat. Chính vì thế, rau cải bó xôi trước khi xào cần phải được chần sơ qua trên bếp để có thể loại bỏ bớt được một lượng axit oxalic đáng kể đấy. Ngoài ra, khi bạn chần sơ qua cải bó xôi rồi mới đem xào, sẽ khiến cho món ăn được ngon hơn và giảm được độ se cho miệng nữa.
4. Đỗ
Trong đỗ có chứa một hàm lượng đạm và canxi cao hơn cả thịt gà, đây là điều mà không phải người nội trợ nào cũng nắm được. Tuy là bổ dưỡng như vậy, thế nhưng đỗ lại không phải là một loại rau dễ nấu như nhiều người vẫn nghĩ đâu nhé. Trong đỗ có chứa một hàm lượng condensin và saponin lớn, kích thích cực mạnh đến dạ dày. Việc bạn đun sôi đỗ ở nhiệt độ cao, làm mất đi hoạt tính của lectin là điều vô cùng cần thiết, sau đó mới đem đi xào chín là có thể yên tâm thưởng thức được rồi.
5. Măng tây
Măng tây là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K, khoáng chất và các chất chống oxy hóa khác. Chưa hết, thưởng thức măng tây thường xuyên cũng giúp bạn cải thiện rất nhiều cho hệ tiêu hóa, điều hòa được huyết áp nữa đấy.
Tuy nhiên, măng tây tốt là vậy nhưng cũng chứa rất nhiều độc tố cyanide, khiến cho người ta cảm thấy buồn nôn, đau đầu, khó thở, co giật,... thậm chí là dẫn đến ngừng tim. Chính vì vậy, để giảm đi các chất độc này, người làm bếp nên chần sơ măng tây qua nước sôi chừng 2 - 4 phút rồi mới đem đi xào hoặc chế biến các món ăn khác nhé.
Như vậy, thông qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thêm kiến thức về 5 loại rau cần chần sơ trước khi đem xào hoặc chế biến thành bất cứ món ăn nào khác nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho người thân của bạn để tránh bị gặp phải những trường hợp ngộ độc đáng tiếc nhé!