Hàn Quốc: Phát triển màn hình điện thoại "vỡ tự lành"
- Thu Trần
- Đăng lúc: Chủ nhật, 20/12/2020 14:51 (GMT +7)
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc kết hợp dầu hạt lanh và vật liệu polymide không màu để tạo ra màn hình điện thoại có khả năng tự phục hồi.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đánh rơi điện thoại, hoặc đen đủi hơn là có thể bị bể, nứt màn hình. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã phát minh một loại vật liệu màn hình mới cho điện thoại thông minh có khả năng tự phục hồi.
Hiện polymide không màu là vật liệu được sử dụng cho hầu hết các dòng điện thoại thông minh và nó là một vật liệu rất tốt. Tuy nhiên, bất chấp những nổ lực để làm cho vật liệu cứng và bền hơn, nó vẫn có thể bị trầy xướt và nứt vỡ.
Vì vậy, các nhà Khoa họa Hàn Quốc đã có một cách tiếp cận khác. Cụ thể, họ lấy dầu hạt lanh đông cứng ở nhiệt độ phòng và tạo ra các viên nang siêu nhỏ để giữ dầu bên trong. Sau đó, họ trộn viên nang với silicone và phủ lên nó vật liệu polymide không màu để tạo ra màn hình mà khi bị hư hỏng các viên nang siêu nhỏ sẽ bật ra. Lúc này, dầu hạt lanh sẽ chảy vào các khu vực bị hỏng và cứng lại, giúp sửa chữa màn hình một cách hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho biết màn hình mới có thể tự sửa chữa hơn 95% hư hỏng chỉ trong vòng 20 phút.
Trước đó, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Công nghệ Hóa học Hàn Quốc đã nhóm lên niềm hi vọng cho những người sử dụng smartphone đắt tiền khỏi mối nguy cơ “đau tim” mang tên điện thoại vỡ màn hình. Theo ET News, thì Elastomer có khả năng phục hồi các vết nứt theo nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ) khi phủ lên bề mặt thiết bị và đồng thời tăng gấp đôi sức chịu đựng của thiết bị dưới tác động mạnh
Theo nhóm nghiên cứu này, vật liệu mới có thể được sử dụng như một lớp bảo vệ trên các thiết bị di động. Trên thực tế, các thí nghiệm của họ cho thấy, vật liệu đã có thể tự động khôi phục lại bất kỳ vết nứt nào trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, việc đưa Elastomer vào sản xuất thương mại có thể sẽ còn phải chờ đợi một thời gian khá lâu.