Cách điều trị hội chứng sương mù não, chữa rụng tóc, mất ngủ hậu Covid

Phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức được cho là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu Covid, trong đó có hội chứng sương mù não, rụng tóc và mất ngủ.

Hashtag: COVID-19 Kiến thức cần biết

Sau khi mắc Covid-19 nhiều người gặp không ít các vấn đề về sức khỏe, làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống. Trong đó phổ biến như tình trạng mất ngủ, rụng tóc và hội chứng sương mù não.

1. Hội chứng sương mù não là gì?

Theo y học, hội chứng sương mù não có thể gây ra một số các triệu chứng phố biển như cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu tập trung, kém minh mẫn... và là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, khiến tinh thần chậm chạp, thường ngơ ngác như bị phủ 1 lớp sương mù, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng kéo dài, sẽ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Hội chứng sương mù hậu Covid-19 - Ảnh: Internet

>>> Xem thêm: Bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn F0 cách thức và thời điểm tắm, gội để đảm bảo sức khoẻ

1.1. Triệu chứng của Hội chứng sương mù não

Những biểu hiện phổ biến ở những người gặp Hội chứng sương mù não đó là hay quên, có lúc như bị lẫn, mất tập trung chú ý thậm chí đôi lúc không biết chuyện gì đang xảy ra.

1.2. Tại sao lại xuất hiện “ sương mù não”?

Hiện nguyên nhân gây nên hội chứng sương mù não vẫn chưa được rõ ràng. Theo một số chuyên gia, đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo ra chứ không phải virus. Khi phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức sẽ tạo ra các triệu chứng khác của COVID-19, trong đó có cả các vấn đề về hô hấp cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cần nhập viện. 

Bên cạnh đó, cũng có chuyên gia cho hội chứng này là do virus bằng cách nào đó đã xâm nhập vào não. Tuy nhiên, xét nghiệm dịch tủy sống (từ não) và khám nghiệm tử thi ở các trường hợp COVID-19 đến nay đều không chứng minh được điều này. Bởi tổn thương đối với não là rất hiếm.

1.3. Điều trị Hội chứng sương mù não sau COVID-19 như thế nào?

Liên quan đến cách điều trị, Giáo sư thần kinh học tại Trường Y Đại học Yale ở New York - Giáo sư Serena Spudich cho biết, đầu tiên khi thây có biểu hiện, người bệnh cần khám sức khỏe toàn diện với mục đích loại trừ các nguyên nhân y tế khác. Sau đó, các bác sĩ sẽ tùy trường hợp để có thể giới thiệu về liệu pháp phục hồi nhận thức. 
1 số chuyên gia khuyến cáo, khi mắc hội chứng này, người bệnh nên dùng điện thoại thông minh để theo dõi các công việc trong ngày, ghi nhớ công việc cần làm bằng cách đặt lịch cho các cuộc hẹn và sử dụng các ứng dụng nhắc nhở và ghi chú cần thiết.

Về thời gian hội chứng này tồn tại, giới chức y tế hiện không thể dự đoán được cụ thể, tuy nhiên Tiến sĩ Spudich cho rằng, sương mù có thể tự phân tán và sau đó bệnh nhân sẽ dần tự khỏi. 

2. Rụng tóc hậu Covid-19

2.1. Vì sao rụng tóc hậu Covid-19

Sau khi mắc Covid-19 nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên chứng rụng tóc này có thể tới từ nhiều nguyên nhân trong đó có thể do người bệnh thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình nhiễm bệnh. 

Do đó muốn có 1 mái tóc khỏe, bạn cần có 1 chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ, uống đủ nước, trong đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, biotin, sắt, axit béo omega-3, vitamin B, vitamin C, E và kẽm.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng trị liệu Ritu Khaneja đã chia sẻ 1 số loại thực phẩm nguoiwf bệnh nên được bổ sung để thúc đẩy quá trình mọc tóc và giúp mái tóc khỏe mạnh, óng ả hơn.

2.2. Ăn gì để phục hồi lại mái tóc

- Trứng

Trong lòng đỏ trứng rất giàu chất béo lành mạnh và protein đồng thời cũng có nhiều biotin, một loại vitamin B giúp thúc đẩy sự phát triển tóc và giúp da đầu khỏe hơn. Mặt khác, biotin còn giúp tóc ít gãy rụng. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều thực phẩm từ sữa, đậu phụ, thịt gà và cá để tóc khỏe hơn..

- Rau cải bó xôi

Các loại rau lá xanh cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết giúp điều trị tóc hư tổn. Đặc biệt, cải bó xôi rất giàu vitamin A, K, E, C, vitamin B cùng với mangan, kẽm, sắt và axit béo omega-3 giúp da đầu khỏe và cải thiện mức độ collagen, keratin từ đó sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn.

- Quả bơ

Quả bơ có nhiều axit béo và vitamin E, vitamin B, protein giúp nuôi dưỡng tóc, giúp tóc bóng mượt và í gãy rụng.

- Hạt chứa dầu

Hạt chứa dầu như hạt chia, hạt lanh, bí ngô, hướng dương đều chứa nhiều axit béo Omega-3 giúp bạn có được mái tóc chắc khỏe. Bên cạnh đó đây cũng là một nguồn tuyệt vời của các khoáng chất như phốt pho, canxi và protein mang tới nhiều lợi ích cho sự phát triển của tóc và giúp kích thích mọc tóc nhanh hơn

- Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu protein làm cho tóc bóng mượt, mọc nhanh và ít gãy rụng hơn.

- Hạnh nhân và hạt điều

Loại hạt này rất giàu axit béo, là chìa khóa giúp bạn có được mái tóc mềm mượt và chắc khỏe cũng như thúc đẩy tóc phát triển tốt hơn.

- Chanh

Chanh có hàm lượng vitamin C rất cao giúp hình thành collagen để tóc bạn phát triển mạnh khỏe hơn.

- Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt và lúa mạch giúp ngừa tóc gãy rụng, tăng cường độ chắc khỏe và tăng trưởng của tóc đồng thời giúp giảm rụng tóc.

3. Mất ngủ hậu Covid-19 nên làm gì?

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp ở bệnh nhân đã khỏi COVID-19. Đối với trường hợp mất ngủ nhẹ, các bác sĩ khuyên người bệnh nên dùng thuốc. Trong đó những người mất ngủ cấp tính, tức xảy ra dưới 3 tháng sau khi dùng thuốc sẽ có khả năng hồi phục hoàn toàn khá cao. Còn nhóm bệnh nhân trước khi mắc Covid-19 đã mất ngủ mạn tính, thì sau khi mắc Covid-19 sẽ làm bệnh nặng hơn thì  các bác sĩ cho biết nhóm này khả năng hồi phục thấp hơn.

Ngoài thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hành chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học, điều độ. Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo người bị mất ngủ nên tránh tự sử dụng, lạm dụng các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine (như seduxen) vì chúng có nhiều tác dụng phụ, dễ gây nghiện... điều này càng khiến việc điều trị rối loạn giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Bài liên quan

News feed