Khám phá bữa cơm ngày Tết các nước đón Tết âm lịch như Việt Nam

Không ít nước cũng đón Tết âm lịch như Việt Nam. Vào ngày đầu năm, bữa cơm ngày Tết của các nước cũng rất đặc sắc.

Hashtag: Tết Nguyên đán Món ăn ngày Tết

Rất nhiều các nước châu Á cũng đang đón Tết âm lịch. Mâm cỗ người Việt sẽ là bánh chưng, nem rán, măng mọc, dưa hành,... Vậy, mâm cơm ngày Tết của các nước khác có gì? Cùng khám phá qua bài viết sau đây nhé! 

Trung Quốc 

Trung Quốc là đất nước rộng lớn với văn hoá đa dạng, mỗi vùng lại có những tập tục và món ăn đặc trưng riêng trong ngày Tết. Giống như Việt Nam, dù cho ở miền nào thì cũng đều có bánh chưng, bánh tét thì ở Trung Quốc, dù bạn có ở đâu thì mâm cơm ngày Tết không thể thiếu sủi cảo. Đối với người Trung Quốc, sủi cảo đại diện cho may mắn, niềm tin và hy vọng một năm mới bình an, hạnh phúc 

Mâm cỗ ngày Tết của người Trung Quốc
Sủi cảo là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đón năm mới của người Trung Hoa

Mỗi món ăn ngày Tết của Trung Quốc đều mang ý nghĩa khác nhau. Chè trôi nước thể hiện cho mong ước đoàn viên, cả gia đình quây quần, hạnh phúc bên nhau. Cá rán nguyên con thì biểu đạt cho sự sung túc, đầy đủ trong năm mới còn giò chả rán mang ý nghĩa của tài lộc, thịnh vượng

Mỗi món ăn trong mâm cơm ngày Tết của Trung Quốc đều mang ý nghĩa khác nhau

Nhật Bản 

Dù Tết âm lịch không được người Nhật Bản tổ chức hoành tráng như Tết dương lịch, nhưng vào thời điểm này, họ vẫn chuẩn bị cho các thành viên trong gia đình hộp Osechi Ryori. Trong hộp Osechi Ryori có rất nhiều món khác nhau tuỳ vào sở thích của mỗi người và tập tục của các vùng. Điểm chung là đều được trang trí rất bắt mắt và chỉn chu. Mỗi hộp Osechi Ryori thường có 3 - 5 tầng. 

Người Nhật Bản ăn Tết dương nên thay vì bày biện thịnh soạn ngày Tết âm lịch, họ sẽ tặng nhau hộp Osechi Ryori để thể hiện tình cảm dành cho người thân

Để làm một hộp Osechi Ryori rất mất nhiều thời gian và tỉ mỉ, kiên nhẫn nên người dân xứ sở hoa anh đào luôn coi đây là món quà Tết để thể hiện tình cảm, sự quý trọng và chân thành đối với người nhận. 

Hàn Quốc

Ngoài kim chi là món ăn quốc dân, trong mâm cơm đầu tiên của năm mới, người Hàn nhất định phải ăn canh bánh gạo tteokguk. Món ăn này làm từ bánh gạo, nước canh được hầm từ xương bò và bỏ thêm hành hoa để trang trí; tuy không phải món ăn cầu kỳ nhưng người Hàn coi đây là món ăn mang đến sự may mắn và viên mãn trong năm mới. 

Canh bánh gạo là món ăn truyền thông ngày Tết của người dân xứ sở kim chi

Do đề cao về thẩm mỹ, mâm cơm ngày Tết của người Hàn dù cho chỉ là những món ăn ngày thường nhưng lại được trang trí vô cùng đẹp mắt. Họ thường làm tới hơn 20 món bởi họ quan niệm, mâm cơm đủ đầy sẽ mang đến cho gia đình sự sung túc, giàu sang. 

Người Hàn Quốc nấu rất nhiều món ăn trong ngày Tết để cầu mong sự đầy đủ, sung túc

Singapore 

Mâm cỗ ngày Tết của Singapore phải có 8 món chính. Trong đó có một món ăn truyền thống, không thể thiếu đó là Lo Hei, Yuseng hay còn gọi là Phát Tài. Món này được chế biến từ cá hồi sống, các loại rau củ thái sợi như: đu đủ, khoai môn, cà rốt… 

Mâm cơm đón ngày Tết thịnh soạn và đầy sắc màu của người Singapore

Khi ăn món Yuseng, mọi người sẽ đều cầm đũa đảo món ăn lên 7 lần và cùng hô to “Lo Hei" để cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm cao. Người Singapore quan nệm rằng ai tung Yuseng lên càng cao thì may mắn sẽ càng đến trong năm mới. 

Món Yuseng được chế biến từ cá hồi và các loại rau củ thái sợi là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Singapore

Triều Tiên 

Khác với người Hàn Quốc, người Triều tiên sẽ không ăn canh bánh gạo mà sẽ ăn bánh songpyeon vào ngày Tết. Tuy đây cũng là một loại bánh gạo nhưng là bánh ngọt. Songpyeon được nặn theo hình mặt trăng lưỡi liềm thể hiện quy luật “trăng khuyết rồi lại tròn" của cuộc sống. Món ăn cũng thể hiện quan niệm sống của người Triều Tiên: cuộc đời sẽ luôn đổi thay, xoay vần. 

Khác với Hàn Quốc, mâm cơm ngày Tết của Triều Tiên có vẻ đơn giản hơn
Songpyeon là loại bánh gạo nhân ngọt. Người Triều Tiên thường thưởng thức bánh Songpyeon với trà

Bhutan 

Tết Losar là Tết âm lịch của người Bhutan. Mâm cỗ đón năm mới của người dân “đất nước hạnh phúc nhất thế giới" cũng khác biệt đối với các nước châu Á. 

Người Bhutan thường ăn sáng vào lúc mặt trời mọc trong ngày đầu tiên của năm mới

Người dân Bhutan sẽ bắt đầu dùng bữa ăn đầu tiên của năm mới vào lúc mặt trời mọc. Mâm cơm cũng không quá cầu kỳ, chủ yếu vẫn là những món ăn thường ngày như bánh quy chiên, mía, gạo lên men, một số món hầm, mì… Món ăn không thể thiếu của người Bhutan trong Tết Losar đó là chuối xanh và mía. Họ tin rằng chúng sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, sự may mắn và hạnh phúc trong năm mới. 

Họ quan niệm rằng mía và chuối xanh sẽ mang lại may mắn và những điều tốt lành trong năm mới

Bài liên quan

News feed