Đặc sản rêu nướng lạ tai nhưng ngon miệng của đồng bào Tây Bắc
- Hà My
- Đăng lúc: Thứ bảy, 14/08/2021 16:46 (GMT +7)
Dù chỉ thưởng thức rêu nướng Tây Bắc một lần nhưng sự khác thì lạ lùng và hấp dẫn của hương vị chắc chắn vẫn khiến bạn khó quên.
Tây Bắc đâu chỉ được biết đến với những dãy núi trải dài hùng vĩ, những phong tục, tập quán độc đáo,... mà còn là bởi nét ẩm thực vô cùng kỳ lạ khiến ai cũng phải thích thú. Ngoài những món đặc sản mà chúng ta hay biết đến như măng đắng, cá nướng pa tỉnh tộp,... thì rêu nướng cũng là một cá tên mà không thể không nhắc đến.
Rêu dùng để nướng chính là rêu lấy suối, do đó, bà để thu hoạch, bà con nhất định phải xuống suối, dựa vào kinh nghiệm để lấy rêu về sơ chế rồi mới có thể nấy ăn. Rêu suối vào mùa là cữ Thu - Đông, sau khi lấy còn qua nhiều bước chế biến mới có thể dùng để nấu ăn. Sau khi sơ chế, rêu được vắt khô, ướp cùng với mắc khén, lá hành, ớt bột, gừng tươi, sả thái nhỏ, bột ngọt, muối tinh rồi gói lại bằng lá rong và đặt nướng ở cạnh bếp hoặc là vùi trong than.
Rêu suối nướng nếu càng khô thì hương vị sẽ lại càng trở nên đậm đà và dậy mùi hơn. Khi thưởng thức, người ăn phải cảm nhận được cả từ vị giác và khứu giác. Vị cay nồng từ gừng tươi, cay hăng từ mắc khén, thơm thơm bùi bùi từ sả thái nhỏ và hương thơm đặc trưng như nếp mới từ lá rong,... Tất cả đã tạo nên một món ăn hấp dẫn khiến cho người ăn có cảm giác tê tê ở đầu lưỡi.
Ngoài nướng, rêu suối còn có thể chế biến thành canh, nộm,... hay cũng có thể phơi khô rồi mới đem đi nướng và chấm cùng với nước cao từ măng chua cũng rất tuyệt.
Người ta chia rêu suối ra làm 3 loại: rêu mọc rời cơ màu xanh, rêu mọc trên đá có màu sẫm và rêu mọc khe suối. Rêu non và sạch thì thường sẽ mọc ở các khe đá, nơi có những dòng nước đang chảy xiết. Tháng 12 tới tháng chạp chính là mùa mà rêu mọc và sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, vòng đời của rêu không dài nên người Tây Bắc thường sẽ phải tranh thủ thời gian để đi thu hoạch.
Người dân nơi đây sẽ đặt rêu lên những tảng đá rộng, nhẵn rồi dùng thanh gỗ, thanh trê để đập và nhặt bỏ gốc rêu, sỏi, sạn. Tiếp theo, người ta cho vào xạ - một dụng cụ chuyên rửa rau của người dân nơi đây, để rửa tới khi nước được trong rồi ủ muối trong khoảng 15 phút thì đem rửa lại. Sau khi rêu đã sạch kỹ thì đem phơi khô rồi làm thức ăn để dự trữ vào mùa đông.
Đi thu hoạch rêu tập thể cũng là một trong những nét văn hoá vô cùng thú vị của người dân nơi đây. Vào thời điểm đúng mùa, lên Tây Bắc, bạn sẽ thấy rêu suối được nhiều người bày bán ở dọc đường, trong các chợ, giúp tô điểm vào nét văn hoá của dân tộc Tây Bắc.
Rêu suối giàu chất xơ nên hoàn toàn có thể ăn thay rau. Trong mỗi bữa ăn hoặc trên mâm rượu của người dân nơi đây nếu như có thêm rêu suối thì chắc chắn sẽ khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng và đa dạng hơn rất nhiều.
Nếu có cơ hội để đặt chân đến vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là vào mùa có rêu suối, thì bạn đừng quên thưởng thức hương vị của rêu suối nướng để chuyến đi của mình trở nên ý nghĩa và thú vị hơn nhé!