Mặt hàng được mua nhiều nhất trong thời Covid-19 hoành hành tại Việt Nam
- Alex
- Đăng lúc: Thứ ba, 20/07/2021 10:27 (GMT +7)
Những tác động tiêu cực của Covid-19 đã khiến tỷ suất mua một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Trong số đó đứng đầu chính là các loại trứng.
Theo kết quả của Tổng cục Thống kê công bố, trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021. Lượng trứng tiêu thụ tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Tính trung bình, mỗi người Việt Nam ăn khoảng 4,6 quả trứng trong một tháng, tăng 15% so với năm 2018.
Trong số đó, người dân tại các thành phố lớn là tiêu thụ trứng nhiều nhất. Trung bình là 4,7 quả/người/tháng. Kết quả này đến sau thời gian bắt đầu xuất hiện Covid-19 tại nước ta và lên đỉnh điểm là vào đầu 2020 đến đầu năm 2021.
Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, chính bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các đợt giãn cách xã hội nên trong năm 2020, trứng là thực phẩm được các hộ gia đình ưa chuộng và thường xuyên sử dụng để bổ sung dinh dưỡng thay vì dùng các thực phẩm tươi sống như thịt, tôm hay cá.
Ngoài ra, việc tiêu thụ trứng không chỉ tăng cao tại Việt Nam mà còn ở cả nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình là tại Mỹ, công ty nghiên cứu thị trường Urner Barry cho thấy, giá bán buôn loại trứng "Midwest large" tại quốc gia này đạt mức giá cao nhất mọi thời đại là 3,09 USD một tá (12 quả), tăng gấp 3 lần so với trước khi Tổng thống Mỹ khi ấy là Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch Covid-19.
Ở các thành phố lớn tại Việt Nam, trái ngước với xun hướng ăn trứng nhiều hơn thì các hộ gia đình lại giảm dần việc tiêu thụ tinh bột, thể hiện qua lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020.
Ở vùng nông thôn thì lượng gạo tiêu thụ của các gia đình nhiều hơn khu vực thành thị với mức trung bình là 8,5 kg/người/tháng). Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm khá giả nhất (9,0 so với 6,6 kg/người/tháng).
Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 1,8 kg/người/tháng năm 2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020. Hiện tại nhiều thành phố đang trong đợt giãn các xã hội khiến tâm lý gia tăng mua đồ tích trữ đã xuất hiện, song các cơ quan ban ngành cam kết Việt Nam không thiếu lương thực và mong bà con không hoang mang và lo lắng thái quá.