Ngày Lễ Phật đản là ngày gì?

Mỗi năm ở các nơi theo đạo Phật đều tổ chức ngày lễ Phật đản nhằm kỷ niệm Đức Phật ra đời. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này là gì?

Lễ Phật đản là ngày gì?

Theo wikipedia và một số tài liệu cho biết, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (Ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 TCN) và đây được xem là ngày kỷ niệm vô cùng quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Được biết, tại nước ta, trong một năm diễn ra ba ngày lễ lớn của đạo Phật là lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản, vậy nên lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn. 

Ngày lễ Phật đản là ngày nào?

Hằng năm, Ngày lễ Phật đản luôn thu hút hàng trăm nghìn người tham gia. Theo Phật lịch thì năm 2021 sẽ diễn ra vào Thứ Tư, 26/05/2021.

Vào trước năm 1959, các nước ở Đông Á chọn ngày 8/4 âm lịch làm ngày lễ Phật Đản. Sau đó, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo được tổ chức từ ngày 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia cũng thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch. Đến năm 1999, Liên Hiệp Quốc công nhận ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Nguồn gốc ngày lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là con của vua thuộc bộ tộc Thích Ca (Skakya), được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða. Trước khi ra đời, các tu sĩ đã tiên tri về Thái tử Tất Ðạt Ða rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh thế giới. Vì không muốn con mình thành tu sĩ, vua cha đã giữ Thái tử trong cung, sau này lớn lên vâng mệnh vua cha lập gia đình. Nhưng trong các chuyến xuất cung, Ngài chứng kiến các cảnh đời của nhân gian không thể thoát khỏi kiếp: Sinh, lão, bệnh, tử.

Từ đó, Thái tử Tất Ðạt Ða luôn đau đáu suy nghĩ, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử. Vì vậy Ngài quyết định rời chốn hoàng cung nguy nga lên đường tìm đạo giải thoát.  Ngài bắt đầu tu khổ hạnh tại rừng già yên tĩnh, 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh rồi giác ngộ thành Phật vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn.

Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản

Đây không chỉ đơn thuần là ngày kỷ niệm đức phật ra đời, mà còn có mục đích nhằm giúp người hướng phật xoa dịu những nỗi đau khổ của cuộc đời, tu tâm dưỡng tính, để đạt giác ngộ.

Đại lễ Phật đản ở Việt Nam như thế nào?

Tại Việt Nam, trước và trong dịp Đại lễ, nhiều Giáo hội Phật giáo sẽ tổ chức các hoạt động như từ thiện, thăm hỏi tặng quà và những người nghèo, người tàn tật và những tăng ni,.. Những hoạt đồng này sẽ giúp người hướng Phật nhận ra vai trò của mình với xã hội theo phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Ngày lễ Phật đản ở Việt Nam được tổ chức một cách trang trọng, thành kính. Những nơi có chùa chiền, tịnh xá đều chuẩn bị và tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: Diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... 

Bài liên quan

News feed