Nguồn gốc của tương Miso, nguyên liệu quan trọng của ẩm thực Nhật Bản
- Hà My
- Đăng lúc: Thứ sáu, 18/06/2021 06:32 (GMT +7)
Nhắc tới ẩm thực Nhật Bản đâu chỉ có mỳ udon, sushi cá hồi, thịt bò Kobe,... Một nguyên liệu quan trọng của ẩm thực Nhật Bản chính là tương Miso!
Tương miso là gì
Tương Miso hay còn gọi tương đậu nành Nhật Bản. Tương Miso là hỗn hợp đậu nành, lúa mạch, gạo, muối và nấm kōjikin để lên men trong vài tháng đến cả năm. Sau quá trình lên men, thành phẩm của tương Miso là một loại sốt đặc sánh. Tương Miso là nguyên liệu nấu ăn, đặc biệt là nấu các loại canh, súp không thể thiếu của Nhật Bản.
Lịch sử của tương Miso
Tương Miso đã từ lâu trở thành một nguyên liệu không thể vắng mặt trong văn hóa ẩm thưc của xứ sở mặt trời mọc. Từ xưa kia, Nhật Bản vốn là một vùng đất khô cằn, chính vì vậy nên chế độ dinh dưỡng của người dân nơi đây cũng rất thấp.
Để khắc phục điều này, người dân Nhật Bản đã nhanh chóng tận dụng được những hạt đậu tương, hạt muối, hạt gạo để biến chúng thành một món ăn có chứa độ dinh dưỡng cao hết bao giờ hết. Vào thời gian ban đầu, tương Miso chỉ được nấu từ đậu tương đã chín, sau đó giã nhỏ nhuyễn rồi thưởng thức luôn, chứ không hề trộn thêm bất cứ loại nguyên liệu nào đi kèm cũng như là chưa được lên men.
Dần dần, càng về sau này, khi nền nông nghiệp ở Nhật Bản ngày càng trở nên phồn thịnh thì người dân nơi đây đã cho thêm vào Miso hai thành phần chính nữa đó chính là muối và gạo. Sau công đoạn tương miso được chế biến chín và giã nhỏ nhuyễn, người Nhật Bản sẽ trộn thêm vào đó muối và gạo. Chưa hết, họ tiếp tục ủ hỗn hợp đó ở trong những chiếc thùng gỗ cỡ lớn. Sau một khoảng thời gian nhất định, tương miso sẽ lên men và chính thức được "khai sinh".
Ngày nay, ở Nhật Bản, tương Miso đã được biến tấu nhiều hơn với các loại nguyên liệu khác nhau ở ngay trong các gia đình, quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Và tương Miso cũng dần trở thành một món ăn phổ biến và khó có thể thiếu trong mỗi một gia đình.
Với nhiều nguyên liệu cũng như khẩu vị của từng nhà, tương Miso không còn đơn thuần chỉ là ba nguyên liệu chính là đậu tương, muối và gạo như trước nữa. Mà thay vào đó, ở mỗi một vùng của đất nước Nhật, tương Miso lại sở hữu nguyên liệu và các làm để lên men khác nhau. Cũng chính vì điều đó mà tương Miso đang dần trở nên phong phú và đa vị hơn bao giờ hết.
Tương miso có mấy loại, các loại tương Miso khác nhau thế nào?
Để có thể phân loại được tương Miso, người ta sẽ phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí, như là: màu sắc, hương vị, thành phần,... Nhưng ở trên thị trường, mọi người phần lớn sẽ chỉ phân loại tương Miso theo màu sắc là chính. Và màu sắc cũng chính là thứ thể hiện được thời gian lên men của từng loại tương Miso. Miso được được ủ lâu, càng được lên men lâu thì màu sắc của nước tương lại càng trở nên sẫm màu hơn các loại khác. Thông thường, nước tương Miso sẽ có ba loại màu chính là trắng, đỏ và đen.
Tương Miso trắng thì sẽ thường là loại được lên men trong khoảng thời gian là hai tháng. Tuy có tên gọi là tương Miso trắng, thế nhưng thực ra chúng lại có màu sắc hơi ngả sang vàng.
Tương Miso đỏ thì lại có thời gian lên men lâu hơn một chút. Thông thường, người ta sẽ ủ trong khoảng 4 tháng thì tương Miso sẽ có màu sắc đậm hơn và hương vị cũng có phần đậm đà hơn nữa.
Cuối cùng, đó chính là tương Miso đen. Và đây cũng chính là loại tương Miso hiếm và khó kiếm tìm nhất, Bởi vì riêng khoảng thời gian ủ và đợi lên men cũng đã mất hơn 12 tháng rồi đó. Và đương nhiên là do có khoảng thời gian lên men lâu nhất nên hương vị mà loại tương Miso này mang lại cũng đậm đà nhất so với hai loại nước tương trước.
Thường thường, tương Miso sẽ có rất nhiều cách để chế biến thành các món ăn khác nhau. Thế nhưng, phổ biến nhất vẫn phải là sử dụng chúng để làm súp miso, canh rong biển hay thậm chí là các món ăn dặm cho trẻ nhỏ nữa đấy.
Khám phá nét đẹp ẩm thực của Nhật Bản chắc có lẽ là một điều vô cùng thú vị mà các bạn hãy thử ít nhất một lần trong đời. Và đương nhiên, nước tương Miso cũng là một trong số đó, giúp bạn hiểu cũng như cảm nhận được rõ hơn sự tinh tế trong tâm hồn ăn uống của người Nhật.