Nhìn lại hình ảnh về thảm kịch khủng bố 11/09 của 19 năm trước
- BG
- Đăng lúc: Thứ sáu, 11/09/2020 11:42 (GMT +7)
Sự kiện 11/09 tại Mỹ vào năm 2001 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại thời kỳ Hậu hiện đại.
Sự kiện 11/9 là một cột mốc trong nền chính trị thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, và để lại nhiều tác động lâu dài. Thậm chí, đã có ý kiến cho rằng sự kiện 11/9 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại thời kỳ Hậu hiện đại.
Nó là một đòn giáng mạnh mẽ vào những giá trị mà người Mỹ luôn tự hào đứng đầu thế giới, một trong số đó là hệ thống phòng thủ. Tòa tháp đôi WTC sụp đổ cũng đánh dấu sự đổ sụp niềm tin của người dân Mỹ vào một “đất nước được đảm bảo an toàn”. Người Mỹ chưa bao giờ hoảng loạn đến vậy, cũng như chưa bao giờ họ cảm thấy nước Mỹ đang ở trong tình trạng thiếu an ninh đến vậy. Chỉ số niềm tin vào chính phủ tụt xuống nhanh chóng.
Đây là một cú sốc đối với chính quyền Washington, cụ thể là đối với sự kiêu hãnh và danh dự của những nhà cầm quyền. Nếu như trước kia nước Mỹ thường luôn ở thế chủ động tấn công, thì nay họ bắt đầu “cay đắng” nhận ra, nước Mỹ có thể bị tấn công bởi các lực lượng “vô hình”.
8 giờ 46 phút sáng ngày 11/9/2001, hai chiếc máy bay chở khách lớn của Mỹ (United Airlines và American Airlines) từ sân bay tại Đông Bắc Hoa Kỳ tới California bị 19 phần tử khủng bố aI-Qaeda cướp tại sân bay Boston - đâm thẳng vào tháp phía bắc và phía nam của Trung tâm Thương mại thế giới.
Trong phút chốc, tòa nhà cháy đen và khói cuồn cuộn bốc lên. Khoảng 10h30 tòa tháp đã sụp đổ. Cách đó 370km, chuyến bay 77 của American Airlines bị bọn không tặc đâm thẳng vào tòa nhà của Lầu Năm Góc ở Virginia lúc 9h37. Chuyến bay 93 của United Airlines thì lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.
Chưa đầy 2 giờ đồng hồ, 2.996 người đã thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương, trong đó có hàng trăm lính cứu hỏa và sĩ quan cảnh sát, những người vội vã tới hiện trường để làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.
Vụ khủng bố này đã gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỷ USD và gây tổn thất tổng cộng 3 nghìn tỷ USD.
Sự phá hủy Trung tâm Thương mại Thế giới và các cơ sở hạ tầng xung quanh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế của khu vực Lower Manhattan và đã có tác động đáng kể tới thị trường toàn cầu. Nhiều dịch vụ, địa điểm và sự kiện phải đóng cửa, sơ tán hoặc hủy bỏ sau đó, do lo sợ các cuộc tấn công tiếp theo. Việc dọn dẹp khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới được hoàn thành tháng 5 năm 2002, và Lầu Năm Góc được sửa chữa lại trong một năm.