Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022 người dân cần nắm rõ

Trong tháng 7/2022, hàng loạt chính sách mới tiền lương, thuế - phí - lệ phí, giáo dục... sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Hashtag: Quy định pháp luật

1. Tăng lương tối thiểu vùng

Theo nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng hàng tháng cho NLĐ sẽ được tăng thêm 6%. Ngoài lương tối thiểu vùng, nghị định còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ. Cụ thể như sau: 

Đây là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho NLĐ và cũng là căn cứ để đóng BHXH

Chính thức sử dụng hóa đơn điện tửBắt đầu từ ngày 1/7/2022 sẽ chính thức sử dụng hóa đơn điện tử trên cả nước. Nội dung này được quy định tại thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn luật quản lý thuế. 

Việc triển khai áp dụng sử dụng hóa đơn  điện tử là một giải pháp tối ưu mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua hàng, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý. Giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tuân thủ thủ tục hành chính thuế, khắc phục rủi ro làm mất, hỏng hay cháy các hóa đơn giấy. Giảm chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản hay lưu trữ hóa đơn

2. Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức kế toán, thuế, hải quan và dự trữ 

Từ ngày 18/7 sẽ bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức kế toán, thuế, hải quan và dự trữ. Nội dung này đã được quy định tại thông tư 29/2022/TT-BTC. Cụ thể như sau: 

Đối với kế toán cao cấp, kế toán chính, kế toán viên thì không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Riêng kế toán trung cấp thì không yêu cầu bằng tin học. 

Đối với công chức chuyên ngành thuế thì không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Đối với cả 3 vị trí kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên thuế và kiểm tra viên trung cấp thuế đều không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học

Các ngành còn lại cũng tương tự. Chỉ riêng kỹ thuật viên bảo quản chính và kỹ thuật viên bảo quản là việc dự trữ mới cần trình độ tin học cơ bản.

3. Cấp hộ chiếu phổ thông gắn chip 

Nhằm triển khai rộng rãi và cấp đồng loạt hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới, Bộ Công an sẽ bắt đầu thực hiện cấp hộ chiếu mẫu mới kể từ ngày 01/7/2022.

Hiện tại cho đến trước ngày 01/7/2022, Bộ sẽ tạm dừng việc cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu cũ, trừ các trường hợp cấp bách như đi chữa bệnh, công tác, đã mua vé máy bay… 

4. Từ 2023, điểm thi đại học càng cao được cộng điểm ưu tiên càng ít

Theo Quy chế tuyển sinh đại học mới nhất được ban hành tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 có một số điểm mới các mà các thí sinh dự thi và xét tuyển ĐH cần chú ý như sau: 

Về điểm cộng ưu tiên trong khu vực, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong vòng 2 năm.

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) = 0,75 điểm.

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) =  0,5 điểm.

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 2 (KV2) = 0,25 điểm.

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 3 (KV3) = 0 điểm. 

Ngoài ra bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh có điểm thi đại học càng cao thì điểm cộng ưu tiên càng ít. Cụ thể, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ được xác định điểm ưu tiên theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên

Như vậy, theo công thức này, các thí sinh có điểm càng cao thì điểm ưu tiên sẽ càng nhỏ. Trong đó, nếu thí sinh đạt điểm tuyệt đối thì điểm ưu tiên bằng 0.

6. Dừng hỗ trợ mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

Bắt đầu từ ngày 1/7/2022 mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định lại theo  Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: 

- Doanh nghiệp đủ điều kiện được đóng với mức thấp: Đóng 0,3%.

- Doanh nghiệp còn lại: Đóng 0,5%.

Trước đó, Chính phủ đã cho phép người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 được áp dụng mức đóng bằng 0% dựa theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, đóng trong 12 tháng. Như vậy đến hết ngày 30/6 chính sách này không còn hiệu lực, sang ngày 1/7 doanh nghiệp và NLĐ phải quay về mức đóng cũ. 

 

Bài liên quan

News feed