Tại sao chúng ta lại "nổi da gà"?
- Dung Hạnh
- Đăng lúc: Thứ năm, 21/07/2022 11:11 (GMT +7)
Hiện tượng nổi da gà xuất hiện ở các động vật có vú từ thời tổ tiên.
Bạn đang đi bộ về nhà vào lúc hoàng hôn và rùng mình khi một cơn gió lạnh thổi qua đường. Các sợi lông trên cánh tay dựng đứng và các nốt phồng li ti xuất hiện. Phản ứng vật lý này thường xảy ra khi chúng ta bị lạnh hay gặp phải sợ hãi. Vậy tại sao chúng ta lại "nổi da gà" hay còn gọi là "rợn tóc gáy"?
Theo các nhà khoa học giải thích, bên dưới da là hàng nghìn cơ nhỏ gọi là arrector pili - mỗi cơ có một sợi lông trên cơ thể. Các dây thần kinh cuộn quanh pili arrector truyền các tín hiệu đến cho các cơ tạo ra phản ứng khiến các cơ sẽ nâng các sợi lông lên và làm "da gà" lẫn lông của chúng ta dựng lên.
Theo một bài báo năm 2014 trên tạp chí Folia Primatologica, khả năng mọc lông trên cơ thể có ích đối với các loài động vật có vú lông dài. Chẳng hạn, các loài chim và bò sát cũng trải qua phản ứng nổi da gà nhưng ở những động vật này, phản ứng này lại giúp làm mọc thêm lông tơ hoặc vảy giúp cách nhiệt. Nhưng vì lông trên cơ thể con người thưa thớt, nên lớp "lông tơ" không mang lại nhiều lợi thế.
Amy Paller, chủ nhiệm khoa da liễu tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết: “Đối với con người, nó thực sự không làm được gì để bảo vệ chúng ta nhưng là một đặc điểm còn sót lại của thời kỳ tiến hóa từ tổ tiên là loài động vật có vú."
Tất nhiên, chúng ta không nổi da gà chỉ khi bị lạnh hoặc sợ hãi mà còn là trải qua những cảm xúc mạnh mẽ khác, chẳng hạn như khi chúng ta nhìn thấy con mình bước lên sân khấu khi tốt nghiệp hoặc chúng ta đọc một bài thơ sâu sắc. Thomas Schubert, một nhà tâm lý học tại Đại học Oslo ở Na Uy nói rằng: "Phản ứng đó có thể xảy ra khi hệ thần kinh của chúng ta bắt đầu hoạt động. Hãy nghĩ về cách trái tim bạn đập mạnh cả khi bạn sợ hãi và khi bạn vui mừng; trong cả hai trường hợp, hệ thống thần kinh của bạn được kích hoạt. Tương tự như vậy, các dây thần kinh quấn quanh các cơ pili arrector đó không quan tâm đến việc bạn đang sợ hãi, phấn khích hay cử động; chúng chỉ nhận được một loạt các tín hiệu từ não."
Một lời giải thích khả thi khác cho rằng việc nổi da gà có thể kích thích mọc tóc. Vào năm 2020, một nhóm các nhà khoa học đã lấy mẫu da của chuột và loại bỏ các dây thần kinh quấn quanh cơ pili arrector. Kết quả cho thấy tế bào tạo ra tóc chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn để mọc tóc. Khi sử dụng kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những dây thần kinh này liên kết với nhau cùng với cả tế bào gốc tóc và pili arrector. Như vậy, dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng phản ứng piloerection (nổi da gà) khiến động vật mọc nhiều lông hơn để chống chọi với giá lạnh.
(Theo LiveScience)