Thức ăn nào dễ gây ngộ độc botulinum?

Một số loại thức ăn có khả năng cao nhiễm botulium hơn bình thường, đặc biệt là thực phẩm đóng hộp được sản xuất thủ công.

Hashtag: Ngộ độc thực phẩm

Bộ Y Tế cho biết, ngộ độc botulinum thường do các thực phẩm nhiễm chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Các chủng vi khuẩn này phát triển ở nhiều nơi, trong môi trường yếm khí. Bởi vì vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên dễ nhiễm vào thực phẩm. Người bị ngộ độc có thể phát bệnh khoảng 12-36 giờ sau ăn, nhưng thường là 6-8 ngày.

Dấu hiệu của ngộ độc gồm buồn nôn, nôn, liệt 2 chân, phản xạ gân xương giảm, nhìn mờ, sụp mi, nói khó, tuy vậy người bệnh vẫn tỉnh táo. Trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp, dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum. Ảnh: Tuổi Trẻ

Độc tố Botulinum có thể xuất hiện trong các thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản, đặc biệt là loại thực phẩm đóng hộp như xúc xích, phomai, sữa bột, lạp xưởng, thịt hộp... được sản xuất thủ công, sản xuất nhỏ lẻ hoặc sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Khâu đóng gói và bảo quản nếu không tốt, bảo quản trong môi trường ẩm ướt, không thoáng khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn clostridium sinh sôi, phát triển thành độc tố. 

Để phòng tránh ngộ độc botulinum, người tiêu dùng cần chọn thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Quá trình bảo quản cũng nên cất giữ thực phẩm trong hộp hoặc túi kín, lý tưởng nhất là lưu trữ trong ngăn đông của tủ lạnh. Ngoài ra, cần ăn chín, uống sôi và nên ăn thực phẩm mới, không nên dùng thực phẩm đã lưu trữ quá lâu.

Bài liên quan

News feed