Vì sao ong sẽ "lên thiên đàng" sau khi đốt người?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua: loài ong sẽ chết sau khi chúng đốt người. Bạn có tin vào điều đó không, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Đó là một câu chuyện truyền tai nhau từ lâu đời: nếu một con ong đốt bạn, kết quả là nó sẽ chết. Chuyện kể này được truyền hết người này đến người khác, vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, nhưng liệu đó có phải sự thật?

Nói một cách ngắn gọn thì hoàn toàn ngược lại với những gì mọi người nghĩ. Chỉ một số chúng sẽ chết, còn những con khác thì không.

Bởi vì không phải tất cả các loài ong đều có khả năng đốt.

Ong mật đang thụ phấn hoa

Allyson Ray, một nghiên cứu sinh cấp tiến sĩ về khoa học - sinh học tích hợp và tế bào phân tử tại Penn State, chia sẻ với trang web Live Science trong một email: "Ước tính có khoảng 20.000 loài ong trên toàn cầu và không phải tất cả chúng đều chích, đốt."

Không phải tất cả các loài ong đều có khả năng đốt

Có một bộ phận loài ong được gọi là 'ong không đốt' (Meliponini) cũng như giống 'ong khai thác' (họ Andrenidae). Mặc dù chúng có ngòi chích, nhưng đã giảm thiểu đến mức hầu như không gây ra tác động nguy hiểm nào.

Có hơn 500 loài ong không đốt, được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Nicholas Naeger, nhà sinh học phân tử tại Đại học bang Washington, người đã nghiên cứu về ong trong hơn hai thập kỷ cho biết thay vì dùng ngòi chích, chúng có hành vi cắn và tạo ra những lối vào tổ phức tạp để ngăn chặn những kẻ xâm lược đến từ bên ngoài.

Nhưng còn những con ong có khả năng đốt? Điều gì giúp con người có thể chống trả sau khi chúng đã phòng thủ bởi thứ vũ khi lợi hại như vậy, liệu có khả năng thiệt mạng khi bị ong đốt hay không?

Ong mật thường chết do hậu quả của việc đốt người hoặc động vật có vú khác. Điều này là do cấu tạo của ngòi chích của chúng. Nó có gai móc vào trong bên trong da, cho phép ngòi ở nguyên vị trí và tiếp tục bơm nọc độc vào người không may bị chích. Tuy nhiên, da của con người dày hơn nhiều so với bộ xương ngoài của hầu hết các loài côn trùng, có nghĩa là các ngòi chích sẽ bị dính vào cơ thể vật bị chích. Khi con ong rời khỏi cơ thể người sau khi đốt, ngòi của nó vẫn còn ở lại, và các cơ quan trong ruột bị kéo giãn và tách ra, vì vậy đương nhiên nó sẽ chết. Naeger cho biết thêm, con ong có một lỗ thủng ở bụng có thể sống trong vài giờ sau khi đốt, nhưng cuối cùng nó sẽ không thể chống chọi lại được với tình trạng mất chất lỏng và suy yếu cơ quan nội tạng.

Cận cảnh một con ong mật (Apis mellifera) được bao phủ bởi phấn hoa
Ngòi chích của ong sẽ dính vào cơ thể người

Naeger đã từng thực hiện nghiên cứu để xác nhận rằng ong mật là loài ong phổ biến nhất trên toàn thế giới. Theo MyBeeLine - mạng lưới dành cho những người nuôi và đam mê ong, họ đã chỉ ra rằng không có con ong mật nào có khả năng sống sót sau khi đốt một mục tiêu là con người.

“Tôi đã đánh dấu và trả lại hơn 200 con ong mật đã đốt vào “mục tiêu”, và tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​một trường hợp ong nào còn sống vào sáng hôm sau,” anh nói thêm: "Hành động đó không khác gì tự sát".

Tuy nhiên, các loài ong khác vẫn có thể sống sót sau khi đốt người vì chúng có cách đốt khác với ong mật. Ong vò vẽ có ngòi chích trơn, do đó nó có thể chích nhiều lần mà không bị chết. Các loài côn trùng có đốt khác chẳng hạn như ong bắp cày cũng có ngòi trơn tương tự, cho phép chúng tấn công mục tiêu nhiều lần mà không chết.

Ong vò vẽ vẫn sống sót sau khi đốt người vì có cấu tạo ngòi chính trơn

Tại sao ong lại đốt?

Liệu điều gì đã khuyến khích ong mật tấn công đối thủ? Chúng có phải là những sinh vật hung hãn bẩm sinh, hay chúng ta đã hiểu nhầm?

Naeger nói: “Ong mật giống như hầu hết các loài ong khác, thường rụt rè khi rời khỏi tổ và không có gì đóng vai trò bảo vệ. Có hai cách duy nhất để khiến một con ong đốt bạn: một là kích động bằng cách tóm lấy hoặc bóp chết con ong để nó không có lựa chọn nào ngoài phản kháng, hai là tiến lại gần tổ của nó với ý định phá hoại, xâm nhập”.

Như vậy, người ta gán cho loài ong cái danh là loài côn trùng hung tợn và thiện chiến, phải chăng là sai lầm? Naeger lưu ý: “Ước tính một số lượng đáng kể côn trùng đốt có xu hướng bạo lực và hung dữ hơn ong nhiều”.

Để bảo vệ mình khỏi bị ong đốt, những người nuôi ong mặc quần áo và sử dụng mạng che mặt đặc biệt

Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các thành viên của loài ong "chích" đều thực sự có khả năng chích. Ray nói thêm: “Bất kỳ con ong đốt nào cũng sẽ là con cái".

Những con ong cái có xu hướng đông đảo hơn so với đàn ong đực của chúng. (Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí PLOS One), quần thể ong trung bình có tỷ lệ cái trên đực là 5 trên 1, và những con ong cái sẽ sẵn sàng hợp sức chiến đấu khi cần thiết.  

Những con ong cái chiếm tỷ lệ lớn trong đàn

Iredale chia sẻ với Live Science trong một email: "Các con ong cái báo tín hiệu cho nhau bảo vệ tổ bằng cách giải phóng một pheromone báo động mà các đồng loại của chúng có thể nhận ra. Pheromone này trong ong mật bao gồm phân tử làm cho chuối có mùi chín (isoamyl axetat), vì vậy một đàn ong mật có thể mang mùi chuối rất mạnh."

Sống hay tồn tại?

Kết quả thảm khốc sẽ chờ đợi một con ong mật một khi nó đốt người hoặc động vật có vú da dày khác, liệu có cơ hội nào để con ong biết kết cục của chúng không? Chúng có nhận thức được sự thật rằng một khi ngòi của chúng xuyên qua lớp da kẻ bị đốt, về cơ bản chúng tiến một bước chân vào cánh cửa tử thần?

Naeger nói: “Tôi không nghĩ rằng ong mật biết rằng chúng sẽ chết khi đốt, nhưng trong những hoàn cảnh bất khả kháng, chúng vẫn sẵn sàng từ bỏ mạng sống của mình để bảo vệ thuộc địa. Khi nói đến việc bảo vệ tổ hoặc truyền mã gen cho thế hệ sau, bản năng thúc đẩy những hành vi đó vượt trội hơn bất kỳ mối quan tâm nào mà loài ong có thể có đối mặt, kể cả sự sống còn của bản thân chúng.

Loài ong vẫn sẵn sàng hi sinh bản thân vì lợi ích của bầy đàn

Tôi nghĩ kiến ​​thức về tỷ lệ tử vong của một cá thể là một gánh nặng mà chỉ những sinh vật có nguồn gốc cao, chẳng hạn như động vật linh trưởng mới có kinh nghiệm, nhưng nếu những con ong nhận thức được, tôi vẫn nghĩ rằng chúng sẽ sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của bầy đàn."

(Theo Livescience.com)

Bài liên quan

News feed