Yến sào là gì, yến sào tốt cỡ nào mà được ví như “vàng trắng” trong ẩm thực?
- Tiểu Yến Tử
- Đăng lúc: Thứ bảy, 09/01/2021 15:41 (GMT +7)
Yến sào nổi tiếng là món ăn tốt cho bồi bổ cơ thể và có nhiều tác dụng như tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe, tăng cường trí nhớ, hệ miễn dịch…
Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của yến sào chứa 18 loại acid amin trong đó có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine… Trong tổ yến cũng chứa nhiều vi chất như 42,8 - 54,9% protein; nhiều glucose; các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor và đa dạng nguyên tố vi lượng khác.
Nhưng yến sào là gì?
Hiểu ngắn gọn, yến sào chính là tổ của chim yến vốn được làm từ chính nước dãi của loài chim này. Khi chuẩn bị sinh con, chim yến bố mẹ thường chọn nơi an toàn vắng vẻ, thường là những vách đá ở đảo rồi tiết nước bọt vào vách đá đó “dệt” thành tổ, làm nơi ấp trứng, nuôi con.
Tổ yến có màu trắng đục và hình dạng tựa như nửa chiếc chén. 100% tổ yến đều do chim yến tự dùng nước dãi mà thành mà còn người không thể tác động. Thêm vào đó, vì chim yến làm tổ ở những nguy hiểm như thế nên việc thu hoạch yến vốn rất khó. Đây là 2 yếu tố chính khiến giá yến cao.
Về sau này, để thu hút chim yến, nhiều người đã xây những nhà yến, tạo ra môi trường gần giống như môi trường làm tổ ưa thích của chim yến để mời gọi chim yến về làm tổ, tiện cho việc thu hoặc yến sào.
Yến sào khi chưa thu hoạch rất giòn nhưng sau khi ngâm nước để sơ chế, sợi yến sào trắng trong, dai, dù có chưng lâu trong nước cũng không bị tan.
Do thường làm tổ ở đảo hoặc trần hang nên tổ yến thường có lẫn khá nhiều cặn, lông, tap chất, đòi hỏi việc sơ chế rất công phu. Thế nên ngay cả khi mua về, bạn vẫn phải đầu tư thêm nhiều công nhặt sạch trước khi chưng.
Song song với đó, việc thu hoạch Thông thường, sau khi chim con đã lớn, chúng thường bỏ tổ cũ do bố mẹ đã làm cho mà tự làm tổ mới
Yến sào, nguyên liệu được mệnh danh là “vàng trắng”
Xưa kia, sự khác biệt của ẩm thực nơi cung đình với chốn bình dân thể hiện qua hai yếu tố chính: Quý hiếm và cầu kỳ. Yến sào là 1 trong 8 thực phẩm quý giá ấy, được truyền tụng là “vàng trắng” trong ẩm thực tự cổ chí kim, không chỉ bởi ngon, chế biến công phu mà còn bởi tác dụng quý giá với sức khỏe con người.
Được chọn lựa từ các nguyên liệu tinh túy nhất của trời đất, qua bàn tay tài hoa của những ngự trù, những món ăn tuyệt phẩm ấy còn là những liều thuốc bổ, mang đến sức khỏe và sự trường thọ cho các bậc vua chúa.
Cách chế biến yến sào phổ biến nhất là chưng cách thủy. Vốn dĩ yến đã rất bổ nên chỉ cần chưng không đã đủ. Nhưng để dễ ăn hơn, giúp yến thêm bổ dưỡng, người ta thường chưng yến cùng đường phèn hoặc những thứ quý giá hơn như táo đỏ, hạt sen, kỷ tử…
Ngoài ra yến cũng có thể được dùng để nấu súp, nhồi vào chim câu với các công thức món mặn. Yến sào sợi dai, chất vị nhạt, hơi tanh nhẹ nên việc có ngon hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo của người chế biến.
Một điều thú vị của yến là dù nấu lâu đến đâu sợi yến cũng vẫn dai và không tan trong nước. Tuy nhiên yến kỵ kim loại trực tiếp nên khi nấu phải dùng thố sành hoặc thủy tinh. Và có một lưu ý khác là dù bổ nhưng yến sào không nên ăn với liều lượng quá nhiều và không phải là ai cũng có thể ăn được. Cụ thể trẻ dưới 3 tuổi, người bị cảm lạnh sẽ không được ăn yến sào.
10 tác dụng của yến sào với sức khỏe con người
1. Kích thích tiêu hóa: Trong yến sào có Cr và một số nguyên tố có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường khả năng chuyển hóa cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng. Yến sào vì thế giúp ăn uống ngon miệng hơn, đặc biệt với những người kén ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, người vừa khỏi ốm.
2. Bổ phế: Yến sào được sử dụng như một loại dược liệu trong Đông y với tác dụng dưỡng âm, bổ phế, làm sạch phổi. Với những người hay viêm đường hô hấp hoặc mẫn cảm với thời tiết, ho đờm, dùng yến sào đúng cách sẽ thấy tác dụng rõ.
3. An thần, bổ não, tăng cường trí nhớ: Các vi chất dinh dưỡng trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br có tác dụng an thần, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp bộ não ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn.
4. Cải thiện hệ miễn dịch: Với 18 loại acid amin cùng nhiều vitamin và khoáng chất, yến sào giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe bền vững.
5. Chống lão hóa, đẹp da: Yến sào có chứa threonine, có tác dụng giúp giúp đỡ hình thành collagen và elastin. Đây là hai chất vô cùng quan trọng trong việc tái tạo và xây dựng lại cấu trúc nền của da. Yến sào được nhiều chị em ưa chuộng vì có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, chống lão hóa, giúp tăng độ đàn hồi, cải thiện kết cấu da, mang lại làn da săn chắc.
6. Bổ máu, bổ gan: Ăn yến sào có thể giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể nhờ chứa nhiều protein và Fe. Không chỉ tác động tích cực vào quá trình tái tạo hồng cầu, yến sào còn được nghiên cứu là hỗ trợ gan đào thải độc tố.
7. Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp: Canxi và phenylalanine trong yến sào sẽ giúp khung xương phát triển toàn diện và chắc khỏe. Với trẻ em đang phát triển xương, bà bầu và những người già có nguy cơ về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp, dùng yến sào rất tốt.
8. Tăng cường sinh lý: Acid amin methionine không chỉ giúp cơ thể săn chắc, đốt cháy mỡ thừa, giảm hấp thu chất béo trong thức ăn hàng ngày mà còn hỗ trợ các trường hợp suy giảm sinh lý ở nam giới.
9. Giảm ốm nghén, bổ não thai nhi: Yến sào là thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi. Chẳng những chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch cho mẹ mà không bị tăng cân quá nhiều, yến sào cỏn làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, hỗ trợ phát triển cân nặng, sức đề kháng của thai nhi từ trong bụng mẹ.
10. Chống suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh
Đối với phụ nữ sau khi sinh, cơ thể còn thiếu nhiều dưỡng chất đặc biệt là canxi và các chất khoáng, nên sử dụng yến sào trong giai đoạn này sẽ giúp các mẹ tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp xương chắc khỏe và giúp phục hồi sinh lực.
Yến sào cũng có tác dụng tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào để người vừa ốm dậy nhanh phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu và các tác động xấu đến cơ thể sau một thời gian dùng thuốc hoặc cơ thể suy kiệt vì chống chọi virus, vi khuẩn.