Nhắc đến các món ăn đường phố quen thuộc, cách chế biến đơn giản nhưng lại thơm ngon vô cùng thì bánh mì là cái tên luôn nằm trong danh sách. Như Việt Nam ta, bánh mì truyền thống có hình dạng dài, vỏ giòn, trong mềm, thơm ngậy mùi của bơ sữa. Vậy còn bánh mì trên thế giới thì sẽ có hình dạng như thế nào nhỉ?
Bánh mì Simit là loại bánh mì vô cùng được ưa thích của người Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được coi như một món quà ăn vặt và họ có thể ăn chúng vào bất cứ lúc nào. Khi ăn bánh sẽ kèm theo một cốc sữa chua. Trong bánh Simit có chứa hàm lượng vừng khá lớn nên loại bánh này cũng chứa nhiều đạm, vì thế gây no. Bánh mì Simit được bán vô cùng phổ biến trên đường phố Thổ Nhĩ Kỳ.
Bánh mì Montreal rất có tiếng ở Bắc Mỹ và thường được sử dụng cho các bữa sáng đầy chất dinh dưỡng. Loại bánh mì này được làm bằng tay và nướng bằng lò nướng đốt củi. Chúng có kích thước nhỏ gọn hơn so với bánh mì tròn thông thường tại Bắc Mỹ. Bánh mì tròn Montreal có mùi thơm ngọt dịu của mật ong vì chúng được quét qua lớp mật ong trước khi nướng.
Ngoài ra, loại bánh mì tròn Montreal còn được “nâng cấp” chất lượng bằng hàng loạt hương vị khác lạ khác nữa.
Khachapuri là chiếc bánh mì độc đáo chỉ có ở đất nước Gruzia. Bạn sẽ phải tròn mắt ngạc nhiên với “vẻ đẹp” xinh đẹp của chiếc bánh này. Chúng có hình dáng giống như những con thuyền gỗ truyền thống tại vùng Tây Á, trong con thuyền ấy chứa đựng một lượng lớn phô mai kèm một vài loại rau củ có màu sắc sặc sỡ và một quả trứng lòng đỏ đầy dinh dưỡng.
Khachapuri được cho là xuất hiện từ thế kỷ XVI và được xem là có họ hàng với pizza. Bởi vậy nên bột bánh cũng có sự tương đồng về nguyên liệu giống như pizza: gồm bột mì, nước, chút muối và men nở.
4. Pane Carasau
Pane Carasau có "xuất thân" từ Sardinia - hòn đảo lớn thứ hai của Ý thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Chiếc bánh này là một loại bánh có lịch sử lâu đời. Từ xa xưa người Ý đã sáng tạo ra loại bánh này để dùng dần trong những chuyến đi xa lâu ngày bởi bánh Pane Carasau có thể giữ được cả năm nếu để ở nơi khô ráo.
Bánh Pane Carasau là một loại bánh mì cắt lát, được nướng theo một công thức rất cổ xưa của người Ý. Bột bánh được làm từ bột lúa mì, muối, nấm lên men và nước. Sau khi trộn hỗn hợp này này đến độ mềm mịn thì nặn thành từng lát và nướng chín mềm, sau đó lại cắt mỏng lần nữa và nướng lần hai. Vị bánh khá nhạt nên nên sẽ ăn kèm với các loại nước sốt Ý.
5. Bánh mì cọp
Bánh mì cọp xuất phát từ tiếng Hà Lan “tijgerbrood” hay “tijgerbol”, có nghĩa là “bánh mì cọp” bởi chúng có màu sắc và hình vân bánh giống với màu lông của cọp (hổ). Ở Hà Lan, bánh mì hổ rất phổ biến nên có thể dễ dàng tìm thấy ở các tiệm bánh hay siêu thị.
Bánh mì cọp được cho là có nguồn gốc từ nước Ý và được thấy lần đầu tiên tại khu vực Nam San Francisco năm 1909. Có rất nhiều cái tên cho loại bánh mì có "vẻ ngoài" lạ mắt này. Tại hế thống siêu thị Wegmans ở Mỹ gọi tên nó là “bánh mì Marco Polo”. Còn tại Anh, từ 2012 chiếc bánh mì hổ đã được đặt tên là "bánh mì hươu cao cổ" (giraffe bread) bởi một lý do rất đáng yêu: một cô bé 3 tuổi tưỡi viết thứ cho hệ thống siêu thị Sainsbury cho rằng nên đổi lại tên để bánh mì dễ thương hơn.
Bình luận