Bao giờ Việt Nam mới có một Đại sứ thương hiệu thời trang cao cấp như Hàn Quốc?

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ ba, 20/04/2021 17:51 (GMT +7)
Quỳnh Anh Shyn, Châu Bùi, Khánh Linh là những gương mặt quen thuộc của nhiều thương hiệu lớn nhưng tại sao họ không được trao danh Đại sứ thương hiệu?
Hashtag #Đại sứ thương hiệu #BEAUTORY #Thời trang

Theo ước tính của Statista, tới cuối năm 2020, quy mô thị trường xa xỉ phẩm tại Việt Nam là 1 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng thêm 17% vào năm 2021 khi nền kinh tế nước ta dần phục hồi sau đại dịch. Theo Tổng biên tập của Harper's Bazaar Việt Nam, thị trường thời trang xa xỉ tại Việt Nam sẽ bùng nổ trong 10 năm tới. 

Vậy có thể thấy rằng, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ đối với những thương hiệu thời trang quốc tế. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn chưa thể tự hào có một Đại sứ thương hiệu tầm cỡ như Hàn Quốc?

Thương hiệu và Đại sứ: Mối quan hệ cộng sinh 

Trước khi trả lời câu hỏi ở trên, chúng ta hãy tìm hiểu vì sao những nhãn hàng lại cần các đại sứ thương hiệu

Đây là mối quan hệ cộng sinh. Đại sứ sẽ được hưởng những quyền lợi, tài chính như những ông vua, bà chúa. Về phía thương hiệu, khi đổ một đống tiền đầu tư cho Đại sứ, họ mong muốn giá trị nhãn hàng sẽ tăng lên và phủ rộng tới tập khách hàng đang theo dõi ngôi sao đó. 

Cả 4 mẩu của BLACKPINK đều nằm giữ vị trí Đại sứ thương hiệu thời trang cao cấp. Từ trái qua phải: Rosé (YSL), Lisa (Celine), Jisoo (Dior), Jennie (Chanel)
Cả 4 mẩu của BLACKPINK đều nằm giữ vị trí Đại sứ thương hiệu thời trang cao cấp. Từ trái qua phải: Rosé (YSL), Lisa (Celine), Jisoo (Dior), Jennie (Chanel)

Ngoài danh xưng Đại sứ thương hiệu, Đại sứ toàn cầu, nhãn hàng còn có những chức danh khác để trao cho một ngôi sao như Đại sứ vùng, Đại sứ Quốc gia,... 

Các Đại sứ sẽ thường được chọn từ những ngôi sao có mối quan hệ tốt với nhãn hàng và có mối quan hệ thân thiết với Giám đốc sáng tạo. Họ phải có một tầm ảnh hưởng nhất định và hình ảnh cực kỳ trong sạch để đồng hành cùng thương hiệu lâu dài. 

Hình ảnh trên MXH của các Đại sứ phải gắn chặt với các nhãn hàng
Hình ảnh trên MXH của các Đại sứ phải gắn chặt với các nhãn hàng

Tuy nhiên, danh hiệu Đại sứ cũng là chiếc lồng sơn son thiếp vàng gò bó các ngôi sao. Khi khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy nhưng nặng nề của chức danh đại sứ thương hiệu, họ đồng thời không được mặc đồ của  nhãn hãng khác, không được chụp đồ theo concept không thống nhất với bộ nhận diện của thương hiệu...

Nhìn họ trên tạp chí thì có vẻ hào nhoáng như những ông hoàng bà chúa, nhưng thực chất, với những điều khoản ràng buộc như ma trận, một lúc nào đó, họ trở nên giống như những chú chim Hoàng Yến bị giam cầm.

Tại sao Việt Nam chưa thể có Đại sứ thương hiệu? 

Đầu tiên, tính chất công việc của những người nổi tiếng Việt Nam buộc họ phải thay đổi hình ảnh liên tục, không có sự ổn định và thống nhất xuyên suốt sự nghiệp như những ngôi sao Hàn Quốc. 

Thứ hai, nếu so sánh với 2 thị trường lớn khác trong khu vực là Trung Quốc và Hàn Quốc với quy mô tiêu dùng lần lượt là 52 tỷ USD và 13 tỷ USD, mức độ tiêu dùng xa xỉ phẩm của thị trường Việt Nam trở nên khiêm tốn hơn nhiều. Vì vậy, việc đầu tư cả tỷ đồng cho một Đại sứ thương hiệu tại Việt Nam lúc này là chưa cần thiết. 

Hiện tại Việt Nam chưa phải là thị trường tiềm năng để các thương hiệu cao cấp đầu tư
Hiện tại Việt Nam chưa phải là thị trường tiềm năng để các thương hiệu cao cấp đầu tư

Bên cạnh đó, giới trẻ Việt Nam - tập khách hàng chịu tác động sâu sắc bởi các đại sức thương hiệu lại chưa hình thành thói quen mua sắm tại cửa các cửa hàng, cửa hiệu. Họ yêu thích đặt đồ order ở nước ngoài vì có mức giá rẻ hơn từ 30-50% so với mua hàng chính hãng trong nước. Bên cạnh đó, bộ phận trẻ trung này chỉ chiếm một phần nhỏ tập khách hàng mục tiêu của những nhãn hàng. Hay nói cách khác, họ không không phải đối tượng khách hàng tiềm năng nhất mà các nhãn hàng hướng đến.

Chăm chút cho những KOLs, Influencer trên MXH là một nước đi thông minh hơn cho các nhãn hàng.
Chăm chút cho những KOLs, Influencer trên MXH là một nước đi thông minh hơn cho các nhãn hàng.

Với những lý do như vậy, việc tìm kiếm và đầu tư một Đại sứ thương hiệu như tại Việt Nam nếu thiếu tính toán sẽ tương đương với hành động ném tiền qua cửa sổ. Thay vì bổ nhiệm đại sứ thương hiệu, chăm chút cho các KOLs, Influencer là một phương án rẻ hơn để các nhãn hàng "giáo dục" tập khách hàng trẻ tuổi chuyển từ Audience (người xem, ngắm, tìm hiểu) sang Customers (người mua) một cách từ từ. 

Có lẽ với quy mô thị trường và tâm lý tiêu dùng như hiện tại, chúng ta phải chờ đợi một thời gian lâu nữa mới có một Đại sứ thương hiệu thời trang cao cấp Made in Vietnam. 

Lệ Quyên và Hồ Ngọc Hà: Từ nghi án "nghỉ chơi" tới "đụng" áo bơi hàng hiệu Dịch Dương Thiên Tỉ trở thành Đại sứ Toàn cầu của Tiffany & Co Louis Vuitton chọn Lee Min Ho làm đại sứ cho nhãn hiệu trang sức
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp