Nội dung chính
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thi thoảng có những nỗi buồn khác nhau nhưng hầu hết nhiều người đều không định nghĩa chính xác tâm trạng buồn là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì buồn là một tính từ chỉ tâm trạng tiêu cực, không thích thú của con người khi đang gặp một hoặc những điều đau thương hoặc đang có điều không được như ý muốn và kỳ vọng của bản thân, mất hứng thú.
Còn trong thực tế thì nỗi buồn với mỗi người lại có những định nghĩa khác nhau và rất từu trượng, khó lý giải.
Ngoài ra, trong tiếng Việt thì buồn còn chỉ cảm giác nhột, khó chịu do bị kích thích trên da thịt (ví dụ như bị cù buồn không nhịn được cười, hay buồn tay buồn chân). Động từ buồn đôi khi chỉ sự đòi hỏi, khó nén nhịn được hoặc thèm muốn (ví dụ như buồn cười, buồn đi tiểu, hay buồn ngủ…). Các nỗi buồn này mặc dù khó chia sẻ nhưng lại được giải quyết rất rõ ràng, còn chỉ có nỗi buồn do cảm xúc thì mới khó xử lý.
Buồn là gì và tại sao con người lại buồn, nguyên nhân khiến chúng ta buồn là do đâu? Có nhiều nguyên nhân khiến cho con người ta buồn và có thể chia thành một số nhóm nguyên nhân gây ra nỗi buồn chủ yếu sau đây:
Buồn là gì và làm thế nào để hết buồn? Buồn chỉ là một trạng thái tâm lý và nó đến và đi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà bạn gặp phải. Cũng giống như nắng, mưa và gió vậy nên cứ kệ nó thì nỗi buồn cũng sẽ qua đi. Không nên để cảm xúc buồn “cuốn” bạn vào những suy nghĩ và những hành động tiêu cực.
Có rất nhiều lời khuyên để làm gì khi buồn, làm gì cho hết buồn. Có người sẽ khuyên bạn nên nghe những bản nhạc vui vẻ hay những thể loại nhạc mà bạn yêu thích. Có người khi buồn thì lại xem phim cũng có thể giúp xua tan đi nỗi buồn.
Cũng có người những lúc buồn chán thì lại đi du lịch để giải tỏa tâm trạng buồn. Hay có những người khi buồn thì lại tâm sự với bạn bè về nỗi buồn đó cũng giúp vơi đi nỗi buồn.
Ngoài ra, cũng có một số người khi buồn thì lại tìm đến bia, rượu hay những chất kích thích tại những tụ điểm vui chơi,…. Nếu bạn chỉ tìm cách để lẩn tránh nỗi buồn, thì nó vẫn sẽ còn đó và thậm chí còn trầm trọng hơn sau khi bạn tỉnh lại.
Khi cảm thấy buồn, tốt nhất là bạn nên tìm một nơi thật yên tĩnh và ngồi một mình. Bạn chỉ cần ngồi yên lặng để cảm nhận, nhận diện nỗi buồn dâng lên trong lòng. Coi nỗi buồn đó như một người bạn, như thú cưng quẩn quanh chân bạn cần được an ủi.
Tuy nhiên, bạn hãy ghi nhớ, nỗi buồn không phải là bản thân bạn mà nó chỉ là một cảm giác. Đừng nói rằng tôi buồn mà hãy nói rằng tôi đang thấy có cảm giác buồn thì nó sẽ nhanh chóng qua đi.
Sau khi nỗi buồn đã đi rồi thì bạn có thể bình tĩnh phân tích tại sao mình lại có cảm giác buồn ấy. Nó đến từ nguyên nhân nào và từ đó mà chọn lựa thái độ, cũng như hành động tiếp theo một cách sáng suốt.
Có những người dễ dàng vượt qua được nỗi buồn những cũng có những người lại rất khó khăn. Có những người lấy nỗi buồn đó để làm động lực, nhưng lại có những người thì gục ngã trước nỗi buồn đó.
Cách đối mặt với nỗi buồn còn phụ thuộc vào ý chí và sự hiểu biết của mỗi người khác nhau. Thay vì so sánh với người khác và “sống ảo” quá nhiều thì bạn có thể tìm đọc những cuốn sách giúp bạn nâng cao trí tuệ và phát triển bản thân. Hoặc bạn hãy nói chuyện với những người lạc quan, làm những việc có ý nghĩa và sống trọn cuộc đời mình.
Đã là con người thì không ai tránh khỏi những nỗi buồn vui, giận hờn, yêu ghét và ham muốn. Nỗi buồn là hết sức bình thường và hãy đối mặt với nó. Bởi, nỗi buồn có thể cho bạn thời gian nhìn lại mình, hoặc giúp bạn trở nên sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và biết cảm thông với người khác, cảm nhận được thế nào là niềm vui, là hạnh phúc. Vì thế, hãy biết ơn và trân trọng nỗi buồn khi bạn đã vượt qua nó và có những đúc kết, bài học ý nghĩa từ nó.
Hy vọng rằng qua những thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn biết được buồn là gì? Từ đó biết cách để thoát khỏi những nỗi buồn giúp cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan hơn.
Bình luận