Các loại bánh bông lan cơ bản và đặc tính riêng phải biết khi học làm bánh

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ ba, 23/02/2021 10:04 (GMT +7)
Cùng từ các thành phần cơ bản là bột, trứng, đường nhưng khi kết hợp nguyên liệu và cách nướng khác nhau sẽ cho ra những chiếc bánh bông lan khác nhau đấy nhé!
Hashtag #Tinh hoa ẩm thực #Mẹo nấu ăn #Mẹo nấu ăn thông minh #Văn hóa ẩm thực #Công thức làm bánh #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Bánh bông lan, hay còn được gọi là bánh ga tô, là một món tráng miệng phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù đều được làm từ 3 nguyên liệu chính là bột, trứng và đường nhưng không phải chiếc bánh nào cũng được gọi là bánh bông lan. Với những người mới tập làm bánh, việc nắm rõ được các loại bánh bông lan khác nhau sẽ giúp bạn không gặp những sai lầm tai hại. Trong bài viết này, cùng 2 Đẹp tìm hiểu cách phân biệt các loại bánh bông lan cơ bản dựa vào đặc tính, thành phần và cách nướng bánh nhé!

Bánh bơ béo ngậy (Hight-fat cake)

Hight-fat cake là dòng bánh bông lan cổ điển, được làm trên nền tảng của bột nở và chất béo. Do đó, loại bánh này có kết cấu tương đối ẩm đặc, độ tơi xốp vừa phải và đặc biệt là có mùi bơ thơm lừng, không lẫn vào đâu được. 2 loại bánh phổ biến nhất của dòng hight-fat cake là pound cake và butter cake. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại bánh này là butter cake sử dụng một lượng sữa khá nhiều. Trong khi đó thì pound cake hầu như không sử dụng bất kỳ chất lỏng nào như nước trái cây hay sữa. 

Pound cake thường khá đặc và khô.
Pound cake thường khá đặc và khô.

Đối với những người mới tập làm bánh, pound cake là loại bánh bông lan cơ bản đầu tiên bởi công thức khá dễ. Bạn chỉ cần tuân theo tỷ lệ 1:1:1:1, tức là 1 bột, 1 bơ, 1 trứng và 1 đường. Tuy nhiên, do không sử dụng bất kỳ loại nước nào trong công thức nên pound cake thường khá khô nếu chỉ ăn không. Do đó, người ta thường dùng loại bánh này cùng với các loại syrup, mứt trái cây hoặc trái cây tươi để giảm độ đặc của bánh. 

Ngược lại với pound cake, butter cake có sử dụng sữa trong công thức nên cốt bánh bông lan mềm và ẩm hơn. Hầu hết các loại cupcake trên thị trường hiện nay đều rất ưa chuộng công thức này. Dù vậy nhưng do thành phần gồm nhiều bột và bơ động vật nên đôi khi butter cake sẽ tạo cảm giác hơi ngán nếu ăn quá nhiều cùng một lúc. 

Butter cake có độ mềm xốp và ẩm mịn do sử dụng sữa trong công thức.
Butter cake có độ mềm xốp và ẩm mịn do sử dụng sữa trong công thức.

Cách trộn bột phổ biến với dòng bánh hight-fat cake là creaming menthod. Tức là bơ sẽ được đánh bông xốp đến khi đặc lại, chuyển sang màu trắng ngà. Sau đó mới cho từng nguyên liệu vào như trứng gà, bột mì, bột nở (hoặc muối nở), bột phụ gia (bột trà xanh, bột ca cao) vào hỗn hợp, trộn nhẹ rồi đem đi nướng. Mặc dù có một số nhược điểm nho nhỏ nhưng hight-fat cake vẫn rất phổ biến và nhiều người được yêu thích bởi công thức đơn giản, kết cấu đủ đặc để trang trí kem tươi lên phía trên. 

Foam cake - Loại bánh nhẹ như mây

Không giống bánh bông lan truyền thống, foam cake lại có kết cấu "nhẹ như mây, mềm tựa bông" do chứa rất ít bột và chất béo. Phần lớn các loại foam cake đều không sử dụng bột nở hay muối nở mà chỉ dùng trứng gà đánh bông, khiến bánh nở phồng. Ngoài ra, công thức của kiểu bánh này cũng không cố định và thay đổi tùy theo người làm bánh. Dù vậy thì các nguyên liệu chính vẫn là trứng, bột, đường, nước trái cây hoặc sữa. 2 loại bánh tiêu biểu cho foam cake là chiffon cake và sponge cake. 

Chiffon cake có hình dáng khá đặc biệt do sử dụng loại khuôn chuyên dụng.
Chiffon cake có hình dáng khá đặc biệt do sử dụng loại khuôn chuyên dụng.

Những người mới tập làm bánh thường rất e dè với chiffon cake bởi loại bánh này yêu cầu thời gian nướng bánh chuẩn xác để bánh có thể nở to, cứng cáp và không bị xẹp sau khi đem ra khỏi lò nướng. Khuôn dùng để nướng chiffon cake cũng là loại khuôn chuyên dụng, có lõi ở giữa giúp truyền đều nhiệt vào bánh. Bên cạnh đó, đối với dòng foam cake này sẽ yêu cầu kĩ thuật trộn bột fold, tức là đảo từ dưới lên thay vì khuấy để khiến các bọt khí trong hỗn hợp không bị vỡ. 

Chiffon cake rất mềm ẩm.
Chiffon cake rất mềm ẩm.

Tuy nhiên, điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của chiffon cake. Chúng mềm nhẹ, tan ngay trong miệng và không bị ngán nhưng cốt bánh mềm, dễ khiến bánh bị đổ nếu trang trí quá nhiều. Do đó, sponge cake đã ra đời để khắc phục nhược điểm này. Thay vì đánh bông cả quả trứng, người làm bánh chỉ dùng lòng trắng trứng để giúp kết cấu bánh cứng, chắc chắn hơn. Ngoài ra, người Mỹ còn sáng tạo phiên bản sponge cake bằng cách đánh trứng cách thủy, tăng lượng bơ để bánh có đủ độ ẩm, cứng cáp và không bị bết ruột. Đối với bánh sponge cake thì cách trộn bột cũng dùng kĩ thuật fold, đảo từ dưới lên trên giống bánh chiffon cake. 

Sponge cake có kết cấu cứng cáp, chắc chắn hơn chiffon cake.
Sponge cake có kết cấu cứng cáp, chắc chắn hơn chiffon cake.
Các loại bánh bông lan cơ bản và đặc tính riêng phải biết khi học làm bánh - Ảnh 6

Qua bài viết này, 2 Đẹp hi vọng bạn đã nắm được cách phân biệt các loại bánh bông lan cơ bản. Mặc dù nguyên liệu khá giống nhau nhưng chỉ cần thay đổi cách kết hợp cũng như kĩ thuật đảo bột, trộn bột và nướng bánh sẽ cho ra các loại bánh bông lan khác nhau. Thế mới biết, bếp bánh vẫn còn vô số điều thú vị đang chờ bạn khám phá đấy!

4 loại bánh được săn đón tới mức chưa đến ngày vía Thần Tài đã "cháy" hàng Kẹp kem Singapore, món ăn gợi nhớ đến bánh mì kẹp kem tuổi thơ Muôn hình vạn biến tấu ngon, đẹp, lạ của bánh chưng truyền thống
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp