Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 - mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Giai đoạn 4 là khi ta rơi vào trạng thái ngủ sâu và đây là lúc khó đánh thức nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cực kì mệt mỏi và đau đầu khi cố thức dậy.
Khi chúng ta ngủ qua 5 giai đoạn này vòng tuần hoàn sẽ trở lại giai đoạn 1 và ta tiếp tục một chu kỳ nữa. Vì thế nên khi ta ngủ sớm, rất nhiều khả năng ta sẽ phải thức dậy đúng vào giai đoạn 4. Điều này cũng lý giải vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, quan trọng hơn là phải thức dậy đúng lúc.
Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x "n" + 14' = Thời gian thức giấc Trong đó: n có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất. |
Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’ đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.
Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46’ hoặc 22h16’, 23h46’ hoặc thậm chí 1h16’ cũng hoàn toàn khả thi. Hay nếu muốn thức giấc vào 7h sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46’, 23h16’, 00h46’ hay 2h16’.
Con người chúng ta dành đến 1/3 thời gian trong cuộc đời cho những giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ là chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe và an sinh của một người. Để kiểm tra xem hiện tại mình có ngủ đủ giấc không, bạn có thể tham khảo khuyến nghị từ Tổ chức quốc gia về hỗ trợ giấc ngủ và tự đánh giá.
Tổ chức này đã triệu tập một hội đồng gồm 18 chuyên gia để xem xét một cách có hệ thống các tài liệu khoa học về thời gian ngủ bao nhiêu là đủ và mối quan hệ của giấc ngủ với sức khỏe, hiệu suất và tuổi thọ. Các chuyên gia đã xây dựng một bảng liệt kê về yêu cầu thời gian ngủ cho tất cả các nhóm tuổi kể cả trẻ em và trẻ vị thành niên.
Tuổi tác không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon như sau:
Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi: 14–17 giờ
Trẻ em từ 4–11 tháng tuổi: 12–15 giờ
Trẻ em từ 1–2 tuổi: 11–14 giờ
Trẻ em từ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
Trẻ em từ 6–13 tuổi: 9–11 giờ
Trẻ em từ 14–17 tuổi: 8–10 giờ
Người ở độ tuổi 18–25: 7–9 giờ
Người ở độ tuổi 26–64: 7–9 giờ
Người trên 65 tuổi: 7–8 giờ
Khi càng lớn tuổi hơn, nhu cầu về thời gian ngủ để hồi phục giảm đi. Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi cần nhiều thời gian để ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ hơn 8 giờ mỗi đêm. Sau độ tuổi này, nhu cầu về thời gian ngủ giảm đi đáng kể và thay đổi một chút khi ở độ tuổi trên 65. Tuy nhiên, ngủ bao nhiêu là đủ cũng cần tùy theo nhu cầu của mỗi người.
Bình luận