Người Việt vươn lên top 4 Đông Nam Á về chiều cao trung bình

Phi Lu Đăng lúc: Thứ hai, 11/01/2021 22:13 (GMT +7)
Thống kê mới nhất được công bố năm 2021, người Việt chỉ thấp hơn Singapore, Thái Lan và Malaysia trong khu vực Đông Nam Á.

Số liệu từ cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm và nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm so với 10 năm trước. Nếu so thời điểm cách đây 20 năm, chiều cao nam thanh niên đã tăng 4,4cm và nữ tăng thêm 3,6 cm.

Trả lời báo giới, GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Mức tăng trưởng chiều cao của người Việt thời gian qua là rất nhanh. Với chiều cao hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore (nam cao 171 cm, nữ cao 160 cm), Thái Lan (nam cao 170,3cm, nữ cao 159 cm), Malaysia (nam cao 168,4 cm, nữ cao 157,7 cm). “Nếu giữ đà tăng trưởng như thời gian này thì trong vòng 15- 20 năm nữa, VN sẽ đuổi kịp Thái Lan”, GS Lê Danh Tuyên cho biết. 

Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc hiện là quốc gia có chiều cao nổi bật nhất khi nam thanh niên đạt 173,9cm, nữ đạt 161,1 cm. Kế đó là Ấn Độ, nam cao 173 cm, nữ cao 165cm. Vị trí thứ ba là Nhật Bản, nam cao 172 cm, nữ cao 158 cm. 

Năm 2019, theo con số trên Tạp chí Dân số Thế giới, VN nằm trong Top 4 những nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới
Năm 2019, theo con số trên Tạp chí Dân số Thế giới, VN nằm trong Top 4 những nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới

 

Năm nay, chiều cao trung bình của người Việt đã tăng và xếp vào Top 4 những nước có chiều cao trung bình phát triển của khối ASEAN
Năm nay, chiều cao trung bình của người Việt đã tăng và xếp vào Top 4 những nước có chiều cao trung bình phát triển của khối ASEAN

Ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học Ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: Sự tăng chiều cao của người Việt Nam là nhờ vào sự nỗ lực liên tục 20 năm qua chứ không phải là thành tích ngắn hạn. Tầm vóc của con người ảnh hưởng mạnh nhất là ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (9 tháng mang thai và hai năm đầu đời), giai đoạn tiền học đường và dậy thì. 

Theo các chuyên gia thì 1.000 ngày đầu đời tính từ thời điểm thụ thai cho đến khi trẻ 2 tuổi, trong đó chia nhỏ làm 3 giai đoạn: 9 tháng mang thai, 1 năm đầu đời và 365 ngày năm thứ 2. WHO công nhận, chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Nếu một trẻ 3 tuổi bị thấp còi nặng, chỉ cao 81,2cm, đến khi trưởng thành cao tối đa 158cm (dù được chăm sóc tốt về sau). Trẻ thấp còi nhẹ lúc 3 tuổi cao 89,3cm, sau này chỉ đạt đến tối đa 167,3cm và 1 trẻ bình thường lúc 3 tuổi cao 94,5cm thì sẽ đạt đến 170,9cm.

Các bà mẹ Việt Nam cần chú ý tìm hiểu để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn 1.000 ngày vàng đối với sự phát triển chiều cao của bé
Các bà mẹ Việt Nam cần chú ý tìm hiểu để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn 1.000 ngày vàng đối với sự phát triển chiều cao của bé

Bởi vậy, để tối ưu hóa chiều cao khi trưởng thành, ngay từ lúc mang thai, dinh dưỡng cho thai nhi cần phải được chú trọng. Ở giai đoạn mang thai, phụ nữ cần ăn uống đa dạng, bổ sung đủ các vi chất cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý. Khi chào đời, trẻ phải được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Không cần cho trẻ ăn/uống thêm các loại đồ ăn/thức uống khác, kể cả nước trắng. Từ tháng thứ 7, trẻ cần được ăn thêm đủ các thức ăn sệt và đặc đảm bảo chất lượng và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi để trẻ tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Theo PGS Tuyên, ở Việt Nam, gần 50% bậc cha mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm và thường không đủ chất.

Con gái phi giới tính nhà Angelina Jolie gây ấn tượng với chiều cao nổi bật Chị gái Đỗ Thị Hà là ai? Mặt xinh dáng cao, nụ cười tỏa nắng Khánh Vân tăng gần 10kg trước thềm Miss Universe 2020
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp