Chuồn chuồn: Loài côn trùng biết bí mật về sự ra đời của con người

Mimo Đăng lúc: Thứ bảy, 14/11/2020 08:08 (GMT +7)
Chuồn chuồn là loài côn trùng sống từ thời khủng long và chứng kiến toàn bộ lịch sử ra đời của con người. Rất tiếc là chúng không biết nói.

Khoa học chiếm vị trí quan trọng giúp loài người khám phá ra những bí mật trong quá khứ. Sự kỳ diệu của khoa học đã khiến con người trở thành động vật bậc cao nhất thống trị thế giới ngày nay. Thế nhưng, thực tế là, con người chỉ là "đàn em" của chuồn chuồn, loài côn trùng sống từ thời khủng long.

Trở lại hơn 300 triệu năm trước, thế giới vận hành theo cách riêng của nó. Vạn vật sinh sôi và tồn tại theo những quy luật của bà mẹ thiên nhiên đã tạo ra. Sau khi Kỷ Devon kết thúc vào khoảng 360 triệu năm trước, kỷ Than đá (hay còn gọi là kỷ Carbon) bắt đầu. 

Hình ảnh tái hiện kỷ Than đá (hay còn gọi là kỷ Carbon).
Hình ảnh tái hiện kỷ Than đá (hay còn gọi là kỷ Carbon).

Những loài côn trùng khổng lồ dài tới gần 3 mét đã xuất hiện tại thời kỳ này, khiến kỷ Than đá trở thành “thời đại côn trùng khổng lồ”. Chúng được mệnh danh là những con côn trùng to lớn nhất mọi thời đại. 

Chuồn chuồn khổng lồ thống trị trái đất

Năm 1880, hoá thạch của một loài côn trùng có đôi cánh to khổng lồ được tìm thấy tại Commentry, miền Nam nước Pháp. Nhà cổ sinh vật học người Pháp Charles Bloomoniat đã mất 5 năm nghiên cứu hoá thạch của loài côn trùng này. Sau đó, ông đã kết luận nó là hoá thạch của một con chuồn chuồn khổng lồ sống từ thời tiền sử, cách đó 300 triệu năm. Ông đã đặt tên cho hoá thạch chuồn chuồn là Meganeura – hay còn gọi là “Con chuồn chuồn khổng lồ”.  

Meganeura – hay còn gọi là “Con chuồn chuồn khổng lồ”.  
Meganeura – hay còn gọi là “Con chuồn chuồn khổng lồ”.  

Xét về đặc điểm ngoại hình, chuồn chuồn tiền sử mang những nét đặc trưng giống với con chuồn chuồn ngày nay. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là kích cỡ khổng lồ của nó, đặc biệt là đôi cách dài tới 75 cm, trong khi đôi cánh của chuồn chuồn hiện đại chỉ khoảng 5 tới 10 cm. 

Nhờ kích cỡ cơ thể to lớn, chuỗi thức ăn của chuồn chuồn khổng lồ đa dạng hơn rất nhiều so với những con chuồn chuồn nhỏ bé ngày nay. Meganeura có thể ăn các loài côn trùng bay (những con côn trùng thời tiền sử có kích thước rất lớn), bò sát, ngay cả những loài lưỡng cư có kích thước nhỏ hơn cũng bị nó xơi tái. 

Ở kỷ Than đá, ngoài chuồn chuồn khổng lồ được mệnh danh là côn trùng lớn nhất trái đất.
Ở kỷ Than đá, ngoài chuồn chuồn khổng lồ được mệnh danh là côn trùng lớn nhất trái đất.

Ở kỷ Than đá, ngoài chuồn chuồn khổng lồ được mệnh danh là côn trùng lớn nhất trái đất, hệ sinh thái tồn tại cả những loài côn trùng chân đốt có chiều cao ngang với người trưởng thành, thậm chí nòng nọc khổng lồ dài bằng chiều cao của bốn người trưởng thành cộng lại. Nếu chẳng may lạc vào thế giới 300 triệu năm trước, bạn chắc chắn nên cầm theo một cái màn bằng kim loại. Bởi những con muỗi dài với kích cỡ to ngang một ngón trỏ thời đó hoàn toàn có thể hút hết lượng máu trong cơ thể bạn. 

Sự tuyệt chủng và tái sinh

Con người trở thành loài thống trị trái đất là bởi sự “đúng loài”, đúng thời điểm. Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều đã biết tới những bộ phim khoa học viễn tưởng lấy đề tài quái vật khổng lồ nổi dậy xâm chiếm trái đất. Nếu loài người xuất hiện sớm hơn 300 triệu năm, liệu chúng ta có sống sót khỏi sự tấn công của những loài “quái vật” côn trùng to gấp đôi, gấp ba lần cơ thể người?

Có thể nói, con người đã được mẹ thiên nhiên bảo vệ từ thuở sơ khai nhiều lần. Những sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ xuất hiện đều do thảm hoạ nhiên nhiên mang lại. Loài chuồn chuồn đã trải qua vài lần tận thế. Sau mỗi lần trải qua sự kiện tuyệt chủng, chuồn chuồn lại tái sinh với dáng vẻ mới nhỏ nhắn hơn, cuối cùng là những con chuồn chuồn hiện đại bé tới mức có thể bị con người đánh chết bằng một cái đập tay. Điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các loài côn trùng khổng lồ khác. Đó là lý do chúng ta chỉ thấy những con côn trùng “bé bỏng” và yếu ớt như ngày nay. 

Mô phỏng một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Mô phỏng một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.

Các nhà khoa học đã có những học thuyết lý giải cho nguyên nhân của sự tuyệt chủng các loài côn trùng khổng lồ. Tuy vậy, không có học thuyết nào đã được khẳng định là chắc chắn. Đây vẫn là một câu hỏi ngỏ đòi hỏi nhiều nỗ lực nghiên cứu hơn nữa từ giới khoa học. 

Năm 2012, thí nghiệm về sự tác động của nồng độ oxy lên cơ thể côn trùng kết luận kích cỡ của chúng có ảnh hưởng bởi nồng độ oxy trên trái đất. Các nhà cổ sinh vật học tại Đại học California đã đưa ra một bộ dữ liệu gồm 10,500 hoá thạch côn trùng trong vòng 320 triệu năm. Dữ liệu chỉ ra rằng nồng độ oxy qua các thời kỳ giảm dần, đồng thời những đôi cánh của các loài côn trùng cũng giảm dần kích cỡ. 

Chuồn chuồn thời hiện đại.
Chuồn chuồn thời hiện đại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của giáo sư Jon Harrison cùng đồng nghiệp lại chỉ ra sự không chắc chắn của kết luận trên. Ông thấy rằng không phải tất cả các loài côn trùng sống trong môi trường có oxy cao đều đạt được kích thước lớn hơn so với môi trường tự nhiên. Ngược lại, khi giảm nồng độ oxy trong môi trường sống, không phải tất cả trong số chúng đều bị thu nhỏ kích thước. 

Loài chim khổng lồ thời tiền sử là thiên địch của chuồn chuồn khổng lồ.
Loài chim khổng lồ thời tiền sử là thiên địch của chuồn chuồn khổng lồ.

Một giả thuyết khác chắn chắn hơn liên quan tới những loài thiên địch của côn trùng. Để thoát khỏi sự săn lùng của những con chim tiền sử, chuồn chuồn đã tiến hoá bằng cách thu nhỏ kích cỡ cơ thể. Theo thời gian, kích thước quá khổ của chúng vẫn dễ dàng bị phát hiện. Do đó, loài côn trùng tiếp tục thu nhỏ kích cỡ cơ thể để lẩn trốn các loài thiên địch của chúng. 

Con người chính là thiên địch lớn nhất của thiên nhiên

Tuy nhiên, con người mới chính là thiên địch lớn nhất của mọi loài động vật, thực vật trên trái đất. Điều đó có nghĩa con người cũng là thiên địch của chính mình. Theo thống kê của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm, khoảng 437 nghìn vụ giết người xảy ra mỗi năm, chỉ đứng sau loài muỗi – thiên địch lớn nhất giết 750 nghìn người mỗi năm. 

Tác động của con người lên chính mình và những loài động vật khác có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của loài người trong tương lai. Các hành vi đốt, chặt, phá rừng đã gây tình trạng suy giảm oxi nghiêm trọng. Nồng độ oxy trong khí quyển thời tiền sử ở mức 35%. Ngày nay, nồng độ oxi chỉ còn 21% và đang tiếp tục giảm. 

Tình trạng chặt phá rừng trên thế giới.
Tình trạng chặt phá rừng trên thế giới.

Với sự “đuổi cùng giết tận” của loài người, loài chuồn chuồn đã giảm 37% số lượng chỉ trong vài thập kỷ, con số có thể ngang bằng với một đợt thảm hoạ gây ra bởi tuyệt chủng hàng loạt. Các chuyên gia thực phẩm và một số nhà côn trùng học thậm chí tuyên bố côn trùng có thể trở thành một trong những nguồn thức ăn chính trong tương lai. 

Ngày tận thế liệu có tồn tại?
Ngày tận thế liệu có tồn tại?

Các loài côn trùng hoặc phải tiếp tục tiến hoá để trốn thoát khỏi bàn tay của con người, hoặc sẽ tuyệt chủng. Con người sẽ không thể sinh sống trên trái đất một khi đã bào mòn hết nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Không ai có thể biết trước rằng liệu một ngày nào đó, con người có trở thành một trong những mục tiêu của một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong tương lai hay không. 

Vụ tài xế Grab bị giết dã man ở Hà Nội: 2 kẻ giết người lĩnh án tử Trồng cây - cách dễ dàng và hiệu quả để kéo thiên nhiên vào không gian sống
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp