Chuyên gia Đỗ Văn Dũng dự báo ít nhất TP.HCM còn 1 - 2 làn sóng dịch trong vòng 6 tháng tới

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ hai, 07/03/2022 18:00 (GMT +7)
Theo chuyên gia, Covid-19 chưa thể trở thành bệnh đặc hữu và ngành y tế, người dân đang còn phải chống đỡ trong nhiều tháng tới.
Hashtag #COVID-19 #Covid-19 ở TP.HCM #NEWS #Nóng trên MXH

Tờ Thanh niên dẫn lời PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM cho biết, trong vòng 6 tháng tới TP.HCM ít nhất còn phải gánh 1 - 2 làn sóng dịch nữa.

Các chuyên gia y tế cũng có chung quan điểm cho rằng hiện nay để coi Covid-19 là bệnh đặc hữu (bệnh lưu hành như một số dịch bệnh khác) là điều chưa khả thi và ngành y tế cũng như người dân đang còn phải chống đỡ trong nhiều tháng tới. Theo đó, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày đều gia tăng do đó, gánh nặng y tế và xã hội vẫn còn.

Chuyên gia dự báo ít nhất TP.HCM còn 1 - 2 làn sóng dịch trong vòng 6 tháng tới - Ảnh Internet
Chuyên gia dự báo ít nhất TP.HCM còn 1 - 2 làn sóng dịch trong vòng 6 tháng tới - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: 87% số ca mắc ở Hà Nội là biến thể Omicron tàng hình

Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay, TP.HCM hiện đang trong làn sóng dịch thật sự thứ 2, lần này do chủng Omicron và hiện nay số ca nhiễm báo cáo chưa phải là số thật sự, vì nhiều người nhiễm nhưng số người khai báo ít, chính vì thế việc dự báo khó chính xác.

Đồng thời PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích: "Nguyên tắc là sẽ có làn sóng dịch tiếp theo, trừ khi hầu hết người dân đã có miễn dịch và miễn dịch mạnh. Còn hiện nay, miễn dịch là chưa bền vững nên dịch sẽ thành chu kỳ, do đó để có miễn dịch bền vững thì phải “đấu” với dịch bệnh lâu dài”.

Liên quan đến vấn đề này nguyên Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM Nguyễn Đắc Thọ cho biết, hiện nay cả nước đang trong đại dịch, mọi chuyện không đơn giản. Ông cũng nhận định rằng, đỉnh dịch Omicron có thể kéo dài đến tháng 4/2022. Theo diễn tiến tự nhiên, làn sóng dịch sẽ tự lên và tự xuống, dù tỷ lệ tử vong thấp (nhờ vắc xin và thuốc) nhưng số ca mắc vẫn tăng cao nên gánh nặng cho y tế, gánh nặng cho gia đình vẫn còn.

Ảnh TTXVN
Ảnh TTXVN

Theo đó, chỉ trong 24 giờ (tính từ 16h ngày 3/3 đến 16h ngày 4/3), cả nước đã ghi nhận “kỷ lục” với 125.587 ca, riêng Hà Nội đến 21.396 ca. Như vậy số ca nhiễm so với ngày trước đó đã tăng lên đến 6.788 ca và có 25 tỉnh, thành có số ca nhiễm từ trên 2.000 đến trên 6.600 ca.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19, vào chiều 4/3, TP.HCM có văn bản cho biết thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt chủng Omicron hiện đang chiếm ưu thế. 

87% số ca mắc ở Hà Nội là biến thể Omicron tàng hình Người Việt từ Ukraine về Nội Bài không cần xét nghiệm Covid-19 trước khi bay Giáo sư ĐH King's College London: Nhóm máu liên quan tới nguy cơ mắc COVID nặng, nhóm máu A số 1
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend