Chuyên gia khuyên bạn không nên thử trị mụn theo 5 cách này trên TikTok

Lu Ân Đăng lúc: Thứ sáu, 08/10/2021 17:54 (GMT +7)
Sử dụng kem đánh răng, khoai tây hay băng cá nhân là những cách trị mụn được lan truyền trên TikTok, thu hút hàng triệu lượt xem nhưng có thực sự hiệu quả?
Hashtag #Chăm sóc da mụn #Tiktoker #BEAUTORY #Chăm da họa mặt

Không thể phủ nhận độ phổ biến của trang chia sẻ video ngắn thịnh hành nhất hiện nay - TikTok. Sự bùng nổ với hàng triệu lượt xem đã hấp dẫn các nhà sáng tạo nội dung liên tục cập nhật những video với ý tưởng độc, lạ. Một trong số đó không thể bỏ qua những video chia sẻ về bí quyết làm đẹp, mẹo chăm sóc da hiệu quả mà không cần dùng đến mỹ phẩm hay có một phác đồ trị liệu chuyên nghiệp. 

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những cách trị mụn mặt hiệu quả

Mặc dù có lượt view khủng nhưng sự hiệu quả của những video này còn là một dấu chấm hỏi rất lớn. Sau đây là 5 phương pháp trị mụn phổ biến trên TikTok được phân tích dưới góc nhìn khoa học. 

Trị mụn bằng kem đánh răng

Không chỉ các video trên TikTok mà khái niệm về khả năng trị mụn hiệu quả của kem đánh răng còn được lan truyền rất nhiều trên các trang làm đẹp. Trong kem đánh răng có chứa các thành phần kháng khuẩn như hydrogen peroxide, tinh dầu bạc hà, cồn, baking soda... đều là những chất có khả năng kháng khuẩn. Đặc biệt Triclosan được ứng dụng vào sản phẩm trị mụn trứng cá. Vì vậy mà nhiều người cho rằng nó có khả năng làm giảm vết sưng mụn cũng như khô cồi mụn nhanh hơn. 

Trên thực tế, mỗi sản phẩm được tạo ra với liều lượng và kết hợp thành phần khác nhau. Một tuýp kem đánh răng có các thành phần trị mụn nhưng với liều lượng cao thì cũng gây kích ứng cho da bạn.

Nhiều người chia sẻ về khả năng gom cồi và giảm sưng sau khi chấm kem đánh răng lên nốt mụn trên TikTok.
Nhiều người chia sẻ về khả năng gom cồi và giảm sưng sau khi chấm kem đánh răng lên nốt mụn trên TikTok.

Trị mụn từ muối biển

Nhiều TikToker chia sẻ họ nhận thấy làn da sạch hơn mỗi khi tắm biển và tự cho rằng muối biển có khả năng kiềm dầu, kháng khuẩn. Theo chuyên gia, độ pH trong nước biển là 8 tương tự với làn da dầu, mụn nhưng để trị mụn thì sữa rửa mặt bạn dùng phải có độ pH nhỏ hơn 7 để cân bằng da. Bạn sẽ cảm thấy làn da khô hơn sau khi tắm nước pha muối biển nhưng chắc chắn không thể giúp da mặt ngưng tiết dầu tốt hơn.

>> Xem thêm: Bạn đã biết những cách trị mụn ẩn tại nhà này chưa?

Sử dụng nước muối biển như một loại sữa rửa mặt kiềm dầu là không hiệu quả.
Sử dụng nước muối biển như một loại sữa rửa mặt kiềm dầu là không hiệu quả.

Trị mụn từ khoai tây

Một phương pháp trị mụn hài hước và cồng kềnh là việc gắn nửa củ khoai tây lên mặt nhiều giờ liền. Được biết, trong khoai tây có hàm lượng axit salicylic được ứng dụng trong việc trị mụn trứng cá cũng như tinh bột với khả năng làm khô bề mặt da tiếp xúc. Tuy nhiên, không có một nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh một củ khoai tây có thể chữa mụn hiệu quả.

Ngoài ra, trong khoai tây còn có patatin, là một chất có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, trong khoai tây còn có patatin, là một chất có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm.

Trị mụn bằng nước đá

Hashtag #skinicing đạt 9,1 triệu lượt xem. Những clip này cố gắng chứng minh nước đá có thể giảm sưng mụn, cấp ẩm và làm da căng mịn. Trên thực tế, việc giảm sưng khi chườm đá sẽ hiệu quả với những vùng bị thương lớn nhưng đối với mọt đốt mụn nhỏ, độ lạnh của nước đá có thể làm vỡ các mao mạch xung quanh gây xuất huyết dưới da.

Một hiệu quả làm đẹp khác được truyền tụng là nước đá có khả năng trị nám. Lý thuyết thì nám da là do sự gia tăng sắc tố. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, khi để những viên đá làm vùng da đó thêm đỏ thì có giảm được những sắc tố da này hay chỉ làm chúng nghiêm trọng hơn?
Một hiệu quả làm đẹp khác được truyền tụng là nước đá có khả năng trị nám. Lý thuyết thì nám da là do sự gia tăng sắc tố. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, khi để những viên đá làm vùng da đó thêm đỏ thì có giảm được những sắc tố da này hay chỉ làm chúng nghiêm trọng hơn?

Trị mụn bằng băng cá nhân

Băng cá nhân được thiết kế với khả năng cầm máu, kháng khuẩn và nhiều người nghĩ rằng độ bám dính cực tốt của loại băng này có khả năng lột mụn. Theo tiến sĩ Zeichner, băng cá nhân không có khả năng hút mủ, tiêu độc như miếng dán mụn chuyên dụng. Hơn nữa việc dùng lực mạnh lấy băng từ vùng da mặt rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng vết mụn vì da mặt vốn dĩ mỏng hơn da cơ thể.

Nhiều TikToker chia sẻ khuôn mặt sưng tấy những vết hằn do dán băng cá nhân với hy vọng lột mụn. 
Nhiều TikToker chia sẻ khuôn mặt sưng tấy những vết hằn do dán băng cá nhân với hy vọng lột mụn. 
4 cách trị mụn rỗ hiệu quả ai cũng cần biết Bạn đã biết những cách trị mụn ẩn tại nhà này chưa? Bật mí cách trị mụn bằng vitamin E hiệu quả
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp