Trên khắp thế giới, cứ ba trẻ em thì có hơn 2/3 trẻ em bị kỷ luật bằng bạo lực. Mặc dù từ trước đến nay, việc đánh đòn được nhiều bậc cha mẹ xem là một cách hiệu quả để nuôi dạy và kỷ luật con cái tránh xa những hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đánh đòn hay bất cứ hành vi trừng phạt thể xác nào khác cũng đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ, đặc biệt là các vấn đề về trí não.
>> Xem thêm: Khi đứa trẻ đau mà không thể nói "mẹ ơi cứu con với", đó là thất bại của những người lớn hèn nhát
Một nghiên cứu của đại học Harvard cảnh báo việc thường xuyên xúc phạm con trẻ bằng lời mắng chửi, roi đòn đều có thể khiến bộ não của chúng bị tổn thương. Tổn thương ở đây không phải là một căn bệnh thấy được mà là quá trình trưởng thành về suy nghĩ, về nhận thức của trẻ trong tương lai. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ thường xuyên bị đánh đòn có phản ứng thần kinh lớn hơn ở nhiều vùng của vỏ não trước trán (PFC), bao gồm cả những vùng não phản ứng với các tín hiệu đe dọa. Các phản ứng thần kinh bị thay đổi này có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định và xử lý các tình huống. Những thay đổi này cũng tương tự đối với trẻ em bị lạm dụng thể chất và tình dục hoặc chứng kiến bạo lực cộng đồng.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Pediatrics cũng cho thấy việc đánh đòn thường xuyên - hơn 2 lần trong một tháng - đối với trẻ lên 3 có thể tăng nguy cơ trẻ hung hăng ở mức độ cao hơn khi trẻ lên 5.
"Không có nghiên cứu nào mà tôi từng thực hiện cho thấy hiệu quả tích cực từ việc đánh đòn", Elizabeth Gershoff, phó giáo sư tại Đại học Texas ở Austin nói. "Hầu hết chúng ta sẽ dừng việc mình đang làm nếu bị ai đó đánh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã rút được bài học gì sau khi bị đánh. Người ta tin rằng ít nhất, đánh đòn sẽ khiến trẻ em tuân thủ theo ý cha mẹ và con họ sẽ biết cư xử tốt hơn, thế nhưng chúng không hề nghĩ thế."
Một nghiên cứu của Canada vào năm 2012 cũng cho thấy, đánh đòn có thể làm giảm chất xám của não, mô liên kết giữa các tế bào não. Chất xám là một phần không thể thiếu của hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến khả năng kiểm tra trí thông minh và khả năng tiếp thu kiến thức. Nó bao gồm các vùng não liên quan đến nhận thức cảm giác, lời nói, kiểm soát cơ bắp, cảm xúc và trí nhớ. Nghiên cứu bổ sung cũng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên bị lạm dụng bạo lực hay bị bỏ rơi thường có chất xám ít hơn so với một đứa trẻ bình thường.
Những đứa trẻ bị đánh đòn thường xuyên có ít chất xám hơn ở một số khu vực nhất định ở vỏ não, điều này ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người bị đánh đòn lúc còn nhỏ thường ít có khả năng thành công trong sự nghiệp hơn những người không bị đánh đòn. Mặt khác, so với những đứa trẻ khác, những đứa trẻ bị dạy dỗ bằng đòn roi thường sẽ có khả năng ngôn ngữ kém hơn rõ rệt. Trẻ thường bị đánh mắng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, các vấn đề về hành vi và rối loạn sử dụng chất kích thích.
Từ đó đến nay, rất nhiều tổ chức và trung tâm nghiên cứu, trong đó có Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đã phản đối quyết liệt việc sử dụng hình phạt thể chất nghiêm trọng hoặc gây thương tích để kỷ luật trẻ, thay vào đó yêu cầu các bậc cha mẹ sử dụng những phương pháp phi thể chất. Hình phạt "roi đòn" có thể giúp ngăn chặn hành vi tiêu cực trong chốc lát, nhưng lại không hiệu quả về lâu dài. Hình thức này có thể gây tổn hại về thể chất, khiến trẻ kích động và tăng khả năng lạm dụng chất kích thích trong tương lai. Do đó, thay vì đánh hay quát mắng trẻ, bậc phụ huynh nên thử những giải pháp được chuyên gia gợi ý sau đây:
Bình luận