Hiện nay, nhiều F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được địa phương cho phép điều trị, cách ly tại nhà. Vậy câu hỏi đặt ra là khi F0 điều trị ở nhà có được hưởng chế độ ốm đau không?
Theo đó tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.
- Khi ốn đau người lao động có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, người lao động đang đóng BHXH nếu không may bị lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới, Biển Đông chuẩn bị hứng bão mạnh cấp 13
Cụ thể, căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, muốn hưởng chế độ ốm đau người lao động là F0 cũng phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định.
Trong đó, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động cần có thời hạn tối đa là 30 ngày, nếu cần nghỉ dài hơn thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ, người bệnh cần phải tái khám để được xem xét.
Theo Công văn hướng dẫn của Sở Y tế các địa phương, cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà sẽ bao gồm:
- Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 điều trị tại nhà.
- Trường hợp F0 được trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc tại nhà thì bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 sẽ là người đại điện ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề KB, CB", trung tâm y tế cấp huyện sẽ là đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu vào giấy này.
Thủ tục để F0 điều trị tại nhà hưởng chế độ ốm đau:
Để được hưởng chế độ ốm đau, F0 cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Người lao động cần xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
Sau khi điều trị tại nhà xong và hết thời gian cách ly, để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý.
Nếu mẫu được cấp không đúng quy định, người lao động cần đề nghị cơ sở y tế cấp lại theo đúng mẫu.
Bước 2: Người lao động là F0 sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp:
Theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ nhận tiền hỗ trợ Covid từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, thì người lao động phải giải trình lý do bằng văn bản.
Doanh nghiệp sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và trong 10 ngày làm việc sẽ gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH:
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, Cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết trả trợ cấp cho người lao động.
Số tiền trợ cấp tính như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người lao động: 24 x Số ngày nghỉ.
Bình luận