Nếu bạn có dịp đươc đặt chân đến Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với vô vàn những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ và mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc với nét ẩm thực vô cùng phong phú, thì di khách chắc chắn không thể nào ngó lơ được những món đặc sản tiêu biểu ở nơi đây nhé!
1. Vịt quay
Đây là món khi nhắc đến Lạng Sơn thì hầu hết ai cũng đều nhắc đến đầu tiên. Vịt quay thường là giống vịt Bầu Thất Khê được ướp cùng với hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào phía trong vịt rồi khâu lại. Phía ngoài của thịt quay sẽ được tẩm mật ong và để yên trong khoảng một lúc để thấm gia vị.
Sau đó, vịt sẽ được mang đi quay trên than hoa tầm 15 phút. Khi đã quay xong, người ta sẽ nhúng thịt vào một chiếc chảo mỡ, đảo qua đảo lại rồi để ra giá cho nguội bớt. Món ăn này đòi hỏi người làm phải khéo léo sao cho thịt không bị quay cháy đen nhưng vẫn phải đảm bảo chín đều, thơm và độ nóng nhất định. Thịt vịt ngon là khi phải thấm đẫm màu mật ong, khi ăn sẽ thấy hương vị đậm đà, mềm, ngọt.
Một số địa chỉ ăn vịt quay ngon cho các bạn tham khảo:
Quán vịt quay Mật Mật: Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn
Quán vịt quay Hùng Hưng: Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn
Quán vịt quay Hương Nga: Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn
Quán vịt quay Hà Nga:Hùng Vương, TP.Lạng Sơn
2. Phở chua
Món ăn này nhất định phải được chế biến vô cùng cầu kỳ. Phở chua phải được thưởng thức một cách nhấn nhá thì mới có thể cảm nhận được hết cái ngon, cái đặc biệt của món ăn này. Mới đầu khi ăn, có thể bạn sẽ cảm thấy không quen nhưng khi ăn thêm miếng thứ hai, thứ ba thì coi chừng vì có thể bạn sẽ... "nghiện" cho mà xem.
Hiện nay, phở chua là món ăn được bán nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức hương vị chính chủ thì ở Lạng Sơn là nổi tiếng và độc đáo hơn cả.
Hãy tới những địa chỉ này để thưởng thức món ăn nhé:
Phở chua trên đường Lê Lai
Phở chua trên đường Bắc Sơn (Gần trường THCS Hoàng Văn Thụ)
3. Lợn quay
So với những vùng miền khác thì lợn quay của Lạng Sơn mang một hương vị vô cùng đặc trưng, khó lẫn. Sau khi được sơ chế một các sạch sẽ, lợn sẽ được người ta nhồi lá mắc mật bánh tẻ - một loại lá rừng được sử dụng rất nhiều ở dân tộc Nùng và Tày.
Lợn sẽ được quay phía trên bếp than hoa. Để cho phần thịt được chín đều và có màu vàng, người ta sẽ quét dầu cùng mật ong pha với giấm lên phía da ngoài của thịt lợn. Khi thịt lợn chín đến độ nhất định, người làm sẽ dùng một miếng vải thấm nước và lau qua trên mình của thịt lợn. Sau đó, họ quạt lửa thật mạnh, giúp cho bì lợn sẽ phồng giòn lên.
Địa điểm thưởng thức món ăn:
215 Trần Đăng Ninh, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn
4. Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh này chính là thịt lợn băm nhỏ và hành phi. Thịt lợn sau khi được băm nhỏ sẽ đem ướp cùng với gia vị, hành củ thái nhỏ nhỏ nhuyễn rồi đưa lên bếp phi thơm và xào đến khi thịt săn lại là được. Sau khi bột bánh và nhân bánh đã hoàn thành thì sẽ được đem đi hấp. Bánh khi ăn sẽ có hương vị thơm, ngon với sự kết hợp của thịt lợn và các loại hành củ, chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả các thực khách khó tính nhất.
Địa chỉ thưởng thức món ăn:
Phai Món, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn
5. Khâu nhục
Khâu nhục (khau nhục) là món truyền thống của dân vùng cao xứ Lạng và trong các dịp đặc biệt đều có như: Lễ Tết, cưới hỏi. Món ăn được chế biến cầu kỳ từ việc chế biến thịt ba chỉ, tẩm ướp làm sao cho thật vừa vặn với ngũ vị hương, húng lìu, mật ong, địa liền, rượu,... Thịt sau đó sẽ được hấp thủy trong khoảng thời gian khá dài. Thực khách khi thưởng thức khâu nhục sẽ cảm thấy thơm ngon, ấm nóng giữa thời tiết lạnh giá ở nơi đây.
Các địa chỉ thưởng thức:
Nhà hàng Thảo Viên: 145 Phai Vệ, Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn
Nhà hàng Minh Quang: 44 Ngô Quyền, Thành Phố Lạng Sơn
Ngoài ra, khi đến xứ Lạng các bạn cũng đừng quên thưởng thức những trái cây mang đậm đặc trưng khí hậu nơi đây như: Na Chi Lăng, Đào Mẫu Sơn, Hồng Bảo Lâm, Quýt Bắc Sơn.
Bình luận