4 sai lầm dễ mắc khi thiết kế bếp khiến nơi này luộm thuộm, chật chội hơn

Hạ Vũ Đăng lúc: Thứ sáu, 20/11/2020 10:57 (GMT +7)
Bố trí ở nơi thiếu ánh sáng, để khoảng hở dưới chân tủ, vật liệu lát sàn chưa phù hợp hay lãng phí góc trống là 4 sai lầm dễ mắc phải khi thiết kế bếp.
Hashtag #Bếp nhỏ #Thiết kế bếp #Lưu trữ trong phòng bếp #Cải tạo bếp #LIFESTYLE #Sống đẹp sống nhàn

Để không gian phòng bếp luôn được thoải mái và tạo nguồn cảm hứng nhiều nhất có thể, bạn hãy nhanh chóng tham khảo bài viết này để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có. Đôi khi, những lỗi sai nhỏ có thể điều chỉnh dễ dàng. Thế nhưng, vài lỗi sai lớn lại tốn khá nhiều thời gian hoặc chi phí để mua sắm hay sắp đặt lại nội thất nếu nó không thực sự phù hợp. Mời bạn cùng chúng tôi “điểm danh” chúng nhé!

1. Bố trí ở nơi thiếu ánh sáng tự nhiên

Trừ khi căn hộ của bạn quá chật hẹp và hoàn toàn không có điều kiện đón sáng tự nhiên, nếu không, hãy cố gắng thiết kế phòng bếp ở nơi có đầy đủ ánh sáng cũng như đón nhận làn gió thiên nhiên trong lành. Khu vực nấu nướng thường khá nóng, bức bối và đầy mùi dầu mỡ. Ánh sáng tự nhiên lúc này sẽ giúp không gian này sáng sủa hơn, cảm giác như căn phòng rộng ra và tạo sự thoải mái cho chính người đứng bếp.

Cố gắng thiết kế bếp ở nơi có đầy đủ ánh sáng cũng như đón nhận làn gió thiên nhiên trong lành.
Cố gắng thiết kế bếp ở nơi có đầy đủ ánh sáng cũng như đón nhận làn gió thiên nhiên trong lành.

2. Để một khoảng hở dưới chân tủ bếp

Để hở một khoảng trống dưới chân tủ bếp có thể sẽ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của một vài người nhưng nó không thực sự hiệu quả khi thiết kế phòng bếp. Bởi lẽ bụi bẩn, rác và đồ vật rất dễ bám, lăn, rơi,... vào khu vực dưới gầm tủ. Khoảng cách khá hẹp nên cũng dẫn đến khó khăn khi vệ sinh. Hơn nữa, đây có khi lại trở thành nơi trú ẩn của các loài gặm nhấm như gián, chuột - vốn rất ưa thích không gian nấu nướng, lưu trữ thức ăn. Nếu chưa thiết lập tủ bếp, hãy chọn loại không chân tủ. Nếu lỡ chọn mẫu này, hãy lắp đặt một tấm gỗ che chắn bên ngoài để “sửa sai” bạn nhé!

Bụi bẩn, rác và đồ vật rất dễ bám, lăn, rơi,... vào khu vực dưới gầm tủ nếu bạn chọn thiết kế có khoảng hở.
Bụi bẩn, rác và đồ vật rất dễ bám, lăn, rơi,... vào khu vực dưới gầm tủ nếu bạn chọn thiết kế có khoảng hở.

3. Chọn sàn bếp chưa phù hợp

Mặc dù sàn lát gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng và ngày càng phổ biến nhưng bạn không nên lựa chọn vật liệu này cho phòng bếp. Lý do được đưa ra là vì nó rất dễ bị ẩm trong mùa lạnh dẫn đến hiện tượng cong vênh. Còn nếu như bạn chỉ chọn gạch lát sàn hoàn toàn thì nó dễ mang lại cảm giác lạnh lẽo cho mỗi bước chân đi, hơn nữa bát đĩa sơ ý rơi xuống sàn gạch càng dễ vỡ. Giải pháp gợi ý của chúng tôi là kết hợp cả hai vật liệu gạch lát cho khu vực nấu nướng và sàn gỗ cho khu vực ăn uống trong bếp.

Sàn gỗ công nghiệp dễ ẩm dẫn đến cong vênh còn sàn gạch thì lại dễ gây cảm giác lạnh lẽo.
Sàn gỗ công nghiệp dễ ẩm dẫn đến cong vênh còn sàn gạch thì lại dễ gây cảm giác lạnh lẽo.

4. Lãng phí những góc trống

Thông thường những khoảng trống dưới tủ bếp hay được mọi người sử dụng để cất dụng cụ vệ sinh, chất tẩy rửa,... Điều đó không hẳn là sai nhưng lại khá lãng phí không gian lưu trữ, đặc biệt là trong những căn hộ nhỏ thì từng cen-ti-mét cũng vô cùng quý giá. Có rất nhiều ý tưởng tận dụng khu vực này, bằng cách thiết lập cửa gấp, ngăn kéo góc,... chỉ với một thao tác kéo nhẹ là “cả bầu trời lưu trữ” sẽ hiện ra trước mắt. Vừa tiện lợi vừa đẹp mắt lại tối ưu hóa không gian đúng không nào?

Hãy tận dụng từng khoảng trống nhỏ để tăng khả năng lưu trữ hiệu quả.
Hãy tận dụng từng khoảng trống nhỏ để tăng khả năng lưu trữ hiệu quả.
4 sai lầm khiến bạn trả giá đắt nếu không tính kĩ khi thiết kế bếp 5 sai lầm cần tránh khi sắp xếp và trang trí phòng ngủ 4 sai lầm phải tránh khi trồng cây cảnh để trang trí nhà
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp